Khi bạn “đánh rơi” lời cảm ơn trước nhà tuyển dụng
Lượt xem: 18,520Lời cảm ơn là biểu hiện tốt nhất cho sự chân thành và lịch sự. Nếu được dùng đúng lúc, đúng chỗ sẽ tạo hiệu ứng vô cùng mạnh mẽ với người tiếp nhận. Nhưng bạn đã vô tình đánh rơi nó trước nhà tuyển dụng, trường hợp này phải xử trí sao đây?
Bình tĩnh và thực hiện những bước dưới đây chính là lời khuyên của chuyên gia tâm lý nghề nghiêp Anna Sanford: “Hồi hộp, lo lắng, sợ, lúng túng…đó là những nguyên nhân khiến bạn quên gửi thông điệp cám ơn tới các nhà tuyển dụng. Đó là biểu hiện của một cái kết không hoàn mỹ dẫu cho trong suốt quá trình bạn đã góp nhặt cho mình một số điểm thưởng kha khá. Tuy nhiên, quên không có nghĩa là mất hết tất cả. Bạn vẫn có thể thay đổi cục diện để ăn điểm của các nhà tuyển dụng bằng những chiêu khôn khéo sau”.
Lời cảm ơn là biểu hiện tốt nhất cho sự chân thành và lịch sự
Gửi một bức thư cám ơn
Nếu sau khi phỏng vấn bạn quên mất việc quan trọng là cám ơn các nhà tuyển dụng, hãy làm điều này trong lá thư gửi đến họ ngay sau khi kết thúc. Một sự thiện chí, chân thành thông qua những từ ngữ bạn gửi đến họ sẽ giúp bạn lấy lại chút ấn tượng vô tình bị đánh rơi.
Một món quà gửi đến các nhà tuyển dụng thì sao? Câu trả lời là không cần thiết và cũng là không nên. Nếu bạn gửi một món quá điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang hối lộ “sếp” tương lai và “đè bẹp” các ứng cử viên khác một cách không mấy minh bạch. Sẽ có hai trường hợp xảy ra, một là các nhà tuyển dụng chấp nhận vì cho rằng đó là thành ý. Hai là họ từ chối vì cho rằng bạn đang “đi cửa sau”. Điều này ảnh hưởng nặng tới cơ hội việc làm của bạn. Vì vậy, đơn giản với một lá thư cám ơn đầy thành ý sẽ tốt hơn là một món quà giá trị.
Không để lộ bí mật
Bằng cách không để status (trạng thái) của bạn trên bất kỳ một trang mạng xã hội nào (yahoo, facebook, blog,...) dẫu cho bạn có lo lắng đến đâu đi chăng nữa. Một lý do đơn giản là để càng nhiều người biết càng không có lợi cho bạ vì quanh bạn có vô vàn đối thủ cạnh tranh.
Tích cực theo dõi thông tin
Tích cực theo dõi thông tin không có nghĩa rằng bạn thường xuyên gọi điện thoại đến ban tuyển dụng để “moi” tin. Theo Anna: Cuộc gọi đầu tiên bạn gọi sau khi kết thúc cho thấy tinh thần tích cực nơi bạn, nhưng các cuộc gọi tiếp theo với khoảng cách không thể ngắn hơn lại mang tính chất ngược lại. Bạn nóng vội, thiếu kiên trì và thiếu chuyên nghiệp. Vì vậy việc bạn nên làm là theo dõi qua thư hoặc email, nếu thiện chí hơn bạn có thể đến tận nơi để tìm hiểu thông tin và cập nhật những thay đổi mới của công ty mà bạn đang ứng tuyển.
“Cái chính là bạn nên bình tĩnh để xử lý vì tình hình cũng sẽ không xấu như những gì bạn nghĩ. Việc đánh rơi lời cám ơn với các nhà tuyển dụng cũng là một vấn đề nhưng những bước trên cũng đã phần nào giúp bạn lấy lại hình ảnh của mình trong mắt họ. Bạn hoàn toàn có thể hy vọng một kết thúc tốt đẹp vì với những điểm cộng bạn đã thể hiện trong suốt quá trình phỏng vấn thì việc bạn được chọn chỉ là vấn đề thời gian”, Anna chia sẻ.