Khi công việc mới không như ý muốn

Lượt xem: 35,163

Bạn mới bắt đầu công việc mới, mọi thứ giống như giấc mơ biến thành hiện thực. Thế nhưng sự thật lại là một cơn ác mộng. Hãy biết đối đầu với tình thế trớ trêu này một cách chuyên nghiệp nhất.

1. Đánh giá tình hình (và bản thân bạn)

Có rất nhiều lí do khác nhau giải thích tại sao công việc mới của bạn có vẻ không lý tưởng. Có thể bạn có một vị sếp hơi tủn mủn, hay nhiệm vụ bạn được giao khác hoàn toàn so với tưởng tượng. Hoặc có thể vì một khách hàng vừa dứt áo ra đi khiến mọi việc rối tung lên. Cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi khiến bạn thấy bất hạnh trước khi đưa ra bất cứ quyết định gì.

Xem xem trách nhiệm của bạn thuộc về phần nào của vấn đề. Thêm vào đó, hãy tự hỏi mình, liệu có cách gì giúp bạn trưởng thành hơn từ việc này. Có thể trước kia bạn chưa từng làm việc với một ông chủ có tính cách như thế nhưng dần dần bạn sẽ quen với mọi việc và rút ra những bài học hữu ích từ đó.

2. Đối thoại thẳng thắn

Nếu người giám hộ của bạn hài lòng với khả năng làm việc của bạn nhưng bạn lại không thấy vui với vị trí hiện tại, bạn nên nói chuyện thẳng thắn với họ về những điều khiến bạn bận tâm. Cô /anh ấy hẳn sẽ điều chỉnh công việc của bạn hoặc trợ giúp thêm cho bạn.

Nếu sếp của bạn tỏ ra không hài lòng, thậm chí khó khăn, bạn vẫn phải nói chuyện thẳng thắn với họ, càng sớm càng tốt. Hãy nói rõ bạn cần gì ở họ và họ cần gì ở bạn.

Bạn có đủ công cụ và sự trợ giúp cần thiết để hoàn thành công việc của mình không? Nếu bạn không thể nói chuyện với sếp được bởi vì họ chính là căn nguyên của vấn đề, chú ý quan sát xem đồng nghiệp của bạn giải quyết vấn đề như thế nào. Và nếu bạn phát hiện ra rằng tất cả những ai từng làm ở vị trí này đều xin thôi việc sau không quá 3 tháng, đó có thể là một gợi ý rất rõ ràng.

3. Kiên nhẫn là đức tính tốt

Rất nhiều người phàn nàn rằng họ đã sai lầm khi chấp thuận công việc mới, tuy nhiên hãy nhớ rằng bạn cần từ 3 đến 6 tháng để cảm thấy hoàn toàn tự tin trong công việc mới. Chắc chắn ban đầu sẽ có nhiều điều khiến bạn khó chịu, nhất là khi bạn không thay đổi công việc sau một khoảng thời gian dài.

Những người bắt đầu công việc mới cần phải chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với sự lo lắng khi bước vào một văn phòng mới. Bạn sẽ thấy kiệt sức và sẽ cần thời gian để quen với mọi việc.

Khi bạn đang trong quá trình tìm hiểu, cố gắng để ý quan sát và đừng chỉ học việc mà còn học về công ty và cách thức hoạt động. Nhờ đó, bạn sẽ dần cảm thấy dễ chịu và quen với công việc.

4. Nếu bạn quyết định chào tạm biệt …

Hãy tự hỏi mình “Liệu bạn có thực sự muốn rời bỏ công việc không? Đây thực sự là một cơn ác mộng hay bạn đã quá lo lắng? Hoặc thậm chí bạn có bị bạo hành về thể xác và tinh thần tại nơi làm việc hay không?"

Ngay cả khi câu trả lời cho tất cả các điều nói trên là không, mà bạn vẫn cảm thấy không thể chịu đựng được công việc mới hoặc đã dành trọn thời gian và nỗ lực hết mình cho công việc nhưng không mang lại hiệu quả, hãy chọn cách ra đi. Không ai nên cảm thấy bị hành hạ hay chán nản bởi công việc.

Khi tìm một vị trí mới, bạn có thể giải thích khoảng thời gian ngắn ngủ đó là vì tôi cảm thấy đó không phải là công việc phù hợp với mình, tránh kể xấu về công việc đó. Và đặc biệt lưu ý, để tránh sụt chân hai lần vào một cái hố, trước khi chấp nhận một lời mời khác, bạn nên tới tham quan công ty vài lần, nói chuyện với các nhân viên ở đó.

Phải chắc rằng bạn ý thức rõ ràng về công việc tiếp theo và hiểu được nhiệm vụ thường ngày của mình.

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: 

Tìm việc làm | Golden Gate tuyển dụng | Việc làm tại Hà Nam | Việc làm part time Biên Hòa | tìm việc làm mới nhất | công việc kế toán kho | lương ngành điện tử viễn thông | việc làm cơ khí hà nội | kỹ sư cầu nối | tuyển giao hàng

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay