Khi không được sếp đánh giá cao trong công việc
Lượt xem: 22,121Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Trước khi tiếp cận sếp, bạn nên tìm hiểu xem liệu có phải chỉ mình bạn bị đối xử như thế hay không. Bạn cứ chia sẻ với các đồng nghiệp để xem họ có trong tâm trạng giống bạn.
Nhiều nhân viên âm thầm cống hiến cho công ty, chấp nhận làm thêm giờ, làm việc cả vào ngày nghỉ, công việc họ đảm nhận có thể tính bằng khối lượng việc của ba người. Đương nhiên, sự cống hiến bao giờ cũng đi kèm với mong muốn về quyền lợi, được thăng tiến, được tăng lương.... cho xứng đáng với những gì đã bỏ ra.
Hằng năm, các công ty thường có những đợt review nhất định để đánh giá đội ngũ nhân viên. Tuy nhiên, khi bạn cảm thấy sếp không thực sự đánh giá cao về mình, bạn nên làm gì, đối diện với sếp để nói thẳng vấn đề hay tìm một con đường mới cho mình? Những gợi ý sau sẽ giúp bạn tìm thấy câu trả lời cho mình:
Chủ động thể hiện bản thân
Theo Roy Cohen, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và là tác giả của "The Wall Street Professinal''s Survival Guide", trước khi tiếp cận sếp, bạn nên tìm hiểu xem liệu có phải chỉ mình bạn bị đối xử như thế hay không. Bạn cứ chia sẻ với các đồng nghiệp để xem họ có trong tâm trạng giống bạn. Nếu như câu trả lời là có, Conhen khuyên các bạn nên tìm cách thể hiện bản thân một cách tốt hơn, chẳng hạn như ở lại muộn hơn so với giờ quy định, có thái độ tích cực ngay cả trong những tình huống căng thẳng. "Những hành động này sẽ khiến sếp phải có cách đánh giá khác về bạn. Vì vậy, trong một số trường hợp, con đường để được sếp đánh giá cao lại chính là cách tiếp cận không đối đầu".
Chủ động thể hiện bản thân
Đánh giá cao những người khác
Mary Hladio, người sáng lập và là chủ tịch tổ chức tư vấn Ember Carriers Leadership Group, cho rằng, nếu bạn muốn được đánh giá cao, hãy bắt đầu bằng việc đánh giá cao người khác, kể cả sếp. "Bạn hãy nói với các đồng nghiệp rằng, họ đang làm những công việc rất tốt và nên nói lời cảm ơn tới sếp, người đã cho chúng ta việc làm tốt như hôm nay". Bạn có thể gửi lời cảm ơn đến sếp bằng email hoặc thư tay, điều này dần trở thành một nét trong văn hóa công ty và những người khác sẽ thấy rằng, họ cũng nên tạo cho bạn cảm giác tốt hơn trong công việc.
Học cách nhận lời khen
Đã bao nhiêu lần bạn làm chệch hướng một lời khen hoặc phớt lờ, nhún vai trước lời khen của ai đó rồi lạnh lùng bỏ đi theo kiểu ''không có gì, đó là trách nhiệm của tôi"? Câu trả lời chắc chắn là thường xuyên. Nhưng bạn nghĩ xem, ngay cả khi mình cũng không chấp nhận lời khen về mình, tránh xa những lời nói tốt đẹp ấy thì làm sao sếp và các đồng nghiệp lặp lại điều đó được.
Công khai thành tích
Thay vì đối đầu trực tiếp với sếp để tranh luận gay gắt về việc bạn không được đánh giá cao, bạn nên làm cho sếp phải thay đổi nhận thức về những thành tựu bạn đạt được trong thời gian làm việc ở công ty. Cohen cho rằng, khi bạn đạt được thành tích, bạn nên chắc chắn là sếp và các bên liên quan hiểu rõ công lao của bạn. "Hãy tìm cách tiếp thị bản thân một cách tinh tế, hiệu quả chứ không quảng cáo trắng trợn theo kiểu khoe khoang. Tốt nhất là tập trung vào lợi ích bạn mang về cho công ty bằng cách gửi email về sự đánh giá cao của khách hàng về công ty khi làm việc cùng bạn, doanh thu bạn mang về hoặc một chiến lược mới bạn sáng tạo ra...".
Luôn có thái độ tích cực
Đôi khi, thật khó để nhận thấy một con người tuyệt vời nếu mọi thứ cứ suôn sẻ và không có một trở ngại nào cho thấy họ có khả năng vượt qua khó khăn như thế nào. Hladio cho rằng, nếu mọi thứ đều trơn tru và bạn đang làm tốt công việc của mình, tất cả sẽ trở nên bình thường. Vì thế, bạn nên tìm cách khác để thể hiện khả năng của mình. Chẳng hạn như bạn luôn vui vẻ, hài lòng với công việc, thái độ niềm nở, tích cực. Đồng nghiệp sẽ chú ý, băn khoăn không biết làm cách nào mà bạn luôn hạnh phúc với công việc. Khi đó, bạn có thể nói với họ rằng, tôi luôn toàn tâm toàn ý 100% cho công việc và đó là bí quyết đem lại thành công.