Khi 'lính' già hơn sếp

Lượt xem: 12,911

Khi lực lượng lao động ngày càng già đi, biết cách làm việc trong một môi trường nhiều thế hệ nhân viên là điều hết sức quan trọng để đạt được thành công trong công việc.

Nếu biết cách đối xử, khoảng cách tuổi tác giữa sếp - nhân viên không còn quan trọng.
Lúc Jim Schneider còn giữ vị trí lãnh đạo, ông thường nhìn các nhân viên lớn tuổi bằng cặp mắt không mấy thiện cảm. "Tôi từng nghĩ rằng nhân viên lớn tuổi trông lúc nào cũng mệt mỏi và không thể làm việc như cánh trẻ được", cựu chủ tịch một trung tâm tái chế bộ phận xe hơi lớn cho biết.

Tuy nhiên, khi ông về hưu cách đây mấy tháng ở độ tuổi 63, ông nhận thức được rằng mình đã rơi vào cảnh ngộ "bị phân biệt" như các nhân viên trên. Cần biết rằng những nhân viên lớn tuổi như Schneider muốn được đi làm không có nghĩa rằng họ cũng muốn bị người khác làm sếp mình. Sau 25 năm ở vị trí quyền cao chức trọng, Schneider muốn trở thành nhân viên bình thường, muốn được tự do làm việc và đối đầu với thách thức mà không phải mang đủ thứ trách nhiệm như lúc còn điều hành công ty. Trách nhiệm đó giờ thuộc về sếp mới của Schneider, Jeffrey Schroeder, trẻ hơn ông đến 20 tuổi.

Tình trạng "sếp trẻ, lính già" đã trở nên phổ biến trong thời buổi hiện nay, khi số lượng lao động hơn 55 tuổi ngày càng gia tăng. Hiện vẫn chưa có con số thống kê cụ thể để có thể thấy rằng mô hình trên thịnh hành đến mức nào, nhưng số lao động trên 55 tuổi tăng một cách chóng mặt, gần 30% từ năm 2000 đến 2005 theo như số liệu của Cục Thống kê lao động Mỹ. Các nhà nhân khẩu học dự đoán khuynh hướng trên sẽ còn tăng đậm trong những năm tới. Trong khi đó, số lao động từ 25 đến 54 tuổi chỉ tăng khoảng 1% trong cùng thời kỳ.

Sự khác biệt trong cách làm việc và nhận thức giữa các thế hệ lao động có thể tạo ra nhiều thách thức trong môi trường làm việc chung. Ví dụ như lao động lớn tuổi thường có khuynh hướng đến văn phòng sớm, làm việc không nghỉ trưa, luôn có mặt tại sở trong ngày cuối tuần.

Cụ thể trong nhóm của Jill Arlinghaus, trợ lý quản lý Công ty Burke. Chỉ có vài người trong nhóm là trên dưới 50 tuổi và họ thường đi làm lúc 7h30, trong khi những thanh niên 20-30 tuổi thường đến 8h30 mới có mặt. Linda Gravett, tác giả một cuốn sách về sự khác biệt giữa các thế hệ lao động, nhận xét rằng thế hệ X (sinh từ 1963 đến 1978) và Yers (18 - 26 tuổi) được lớn lên trong thời đại internet, thời đại mà chuyện bạn hoàn thành công việc ở đâu cũng chẳng thành vấn đề.

Một khác biệt nữa là nhân viên lớn tuổi hơn thường có thói quen họp hành, bàn thảo dự án, đưa ra mục tiêu, trong khi các sếp trẻ lại cứ thích đưa thẳng một dự án cho nhân viên và yêu cầu người này thực hiện. Kiểu giao tiếp cũng rất khác biệt, theo như Robin Throckmorton, đồng tác giả cuốn Nối liền khoảng cách thế hệ. Sếp trẻ thường bảo: "Bắn cho tôi một e-mail" (gửi cho tôi thư điện tử). Nhiều khi các nhân viên lớn tuổi không cảm thấy thoải mái lắm trước những câu nói thế này.

Không phải họ từ chối tiếp cận công nghệ hiện đại, nhưng các sếp nên hướng dẫn họ, còn các nhân viên trẻ thì thích tự mình mày mò. Theo Arlinghaus, điều quan trọng ở đây là cô cho các nhân viên lớn tuổi biết mình luôn sẵn lòng và vui vẻ trả lời mọi câu hỏi có liên quan đến vấn đề công nghệ. Tuy nhiên đừng tưởng đây chỉ là mối quan hệ một chiều. Theo Forbes, nhiều lúc sếp trẻ phải nhờ cậy đến vốn kiến thức dày cộm của những "cựu binh" về các vấn đề nền tảng của công ty, chẳng hạn như chi tiết của các dự án trong quá khứ. Vấn đề trung thành là chuyện khỏi cần bàn. Arlinghaus cho biết có 2 nhân viên sắp tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm gắn bó với công ty, trong khi lớp trẻ cứ thích bay nhảy chỗ này chỗ kia.

Đối với người từng là sếp qua nhiều năm trời như Schneider, một trong những điều khiến ông phiền lòng là chẳng còn gánh trọng trách gì nữa. Sau khi bán công ty hồi năm ngoái, ông nhận ra rằng mình nhớ thời gian làm việc kinh khủng. Thế là Schneider đầu quân cho công ty kinh doanh phụ tùng xe hơi qua mạng Car-Part.com tại Kentucky. Vốn kinh nghiệm khổng lồ của ông thực sự mang lại cho công ty trên nhiều lợi ích. "Điều trở ngại duy nhất là tôi không còn nhiều tự do như lúc trước.

Nếu trước kia tôi tự quyết định mọi thứ thì giờ đây tôi phải qua nhiều kênh khác nhau," nhân viên 63 tuổi trên nói. Nhiều lao động lớn tuổi có cùng suy nghĩ với Schneider, nhất là khi họ đi làm không phải chủ yếu vì tiền. "Tôi còn có khả năng sáng tạo, tôi có nhiều thời gian," Schneider cho biết.

Giám đốc Quỹ IMMF Sarah McLean, trên 60 tuổi, từng nói rằng bà lúc nào cũng thấy trẻ trung, vẻ bề ngoài chỉ thêm già dặn với thời gian nhưng bên trong vẫn là trái tim tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ. Trở lại với trường hợp của Schneider, sếp của ông là Schroeder rất biết cách đối xử với những người kỳ cựu như Schneider. Thay vì bảo cho ông biết phải làm gì, người sếp thường xuyên gặp trực tiếp Schneider và bàn luận về các dự án sắp tới. "Thật là tuyệt khi có một nhân viên có khả năng cao như vậy. Họ sẽ giúp nâng trình độ của các nhân viên khác lên một tầm cao mới," Schroeder kết luận.

Bài viết khác

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay