Khi nào nên chuyển việc?

Lượt xem: 22,643

 

Công việc căng thẳng là một nguyên nhân khiến NLĐ chuyển việc.

NLĐ nên chuyển việc phù hợp nếu cơ quan cũ làm việc không đem lại hiệu quả cũng như sự hài lòng của bản thân. Đây cũng là cách NLĐ thể hiện sự nhạy bén để nắm bắt cơ hội. 

TN Trường ĐH Ngoại thương, anh Huy Thông thi tuyển vào một cơ quan báo chí và đỗ cao ngất ngưởng. Sau 1 năm anh đã chuyển công tác vì nhận thấy công việc đó không hợp. Hiện nay, anh làm ở Ban Hợp tác quốc tế một ngân hàng lớn, đúng chuyên ngành mà anh đã học.

Anh hứng khởi cho biết: "Tôi cảm thấy thoải mái, được áp dụng những gì đã học". Công việc mới của anh là dịch các tài liệu tài chính, ngân hàng và tham gia các buổi đàm phán với các đối tác quốc tế...

Cũng giống anh Thông, chị Thu Hằng cũng chuyển sang cơ quan khác sau một thời gian làm việc cho một đài truyền hình. Do áp lực công việc, chị quyết định chuyển nghề sang làm nhân viên PR cho một ngân hàng.

Công việc cũng gần với báo chí. Với sự năng động và sự nhiệt tình, không bị cạnh tranh ác liệt, chị Hằng cảm thấy thoải mái hơn từ khi sang môi trường làm việc mới.

Chị Lan Anh lại đến với nghề mới hoàn toàn tình cờ như một cái duyên. TN Trường ĐH Sư phạm, chị đã đi dạy học như bao đồng nghiệp khác. Có lẽ mọi chuyện cứ thế trôi qua một cách êm ả nếu chị không có quyết định đi học tiếng Nhật.

Nhờ học ngôn ngữ này, chị đã tiếp cận với nghề quảng cáo, điều mà chị chưa hề nghĩ đến. Công việc mới đã cuốn hút chị ngay từ đầu.

Chị Lan Anh tâm sự: "Kinh nghiệm cho tôi thấy rằng, để làm tốt một công việc mới cần phải tìm hiểu kỹ, học hỏi từ bạn bè và những người đi trước". Bây giờ chị đã là giám đốc phụ trách khách hàng một Công ty quảng cáo hàng đầu của Nhật Bản tại VN.

"Có nên chuyển nghề hay không?", câu hỏi này chắc không ít LĐ trẻ quan tâm. Hãy nên thử sức bởi đó là những lần trải nghiệm quý báu.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay