Khi nhân viên không phục sếp mới

Lượt xem: 15,478

 

Trong mắt nhiều nhân viên, sếp mới chỉ là một kẻ ngốc nghếch và ngạo mạn.

Đợt xét duyệt tăng lương năm nay, công ty Huệ có sự thay đổi khi đề bạt một nhân viên bình thường lên làm quản lý. Mọi chuyện cũng chẳng có gì đáng nói nếu việc này nhận được sự đồng thuận của tất cả các nhân viên…

Sự khó chịu và bất tuân thủ đã diễn ra hoặc ngấm ngầm, hoặc công khai. Tất cả cũng chỉ vì vị sếp mới lên không được sự ủng hộ của các nhân viên, thậm chí bị coi thường.

Thứ nhất, bởi vì sếp mới còn quá trẻ và vào làm tại công ty chưa lâu. Mặc dù phải công nhận rằng sếp là người có năng lực và giỏi chuyên môn, nhưng cung cách quản lý của sếp mới quá cứng nhắc và áp đặt, thậm chí là không coi những người khác ra gì. Đối với những nhân viên lão làng trong công ty, có thâm niên công tác trên dưới 10 năm thì điều này khó mà được chấp nhận.

Thứ hai, việc “tự nhiên” phải báo cáo công việc với một nhân vật trước đây cũng như mình, không có điều gì quá nổi trội hơn ngoài việc “nói nhiều” khiến một vài người bất mãn. Dù sao, họ vẫn chưa thể quen nổi với việc một người hôm qua còn than thở với mình về chuyện tăng lương, thậm chí là nói xấu sếp đến hôm nay lại trở thành người đánh giá năng lực và chuyên môn của họ.

Thứ 3, sếp mới có vẻ “ngạo mạn”. Thói quen chỉ trích của sếp tăng lên và có vẻ tỏ rõ mình là người có quyền lực từ khi có quyết định lên “sếp”. Lên giọng, chê bai những nhân viên yếu kém, đề ra một lọat nguyên tắc và nội quy mới đối với bộ phận sếp quản lý. Họp hành tiếp nhận “cái mới” cũng đã đủ mệt rồi.

Huệ không thuộc những người sếp mới quản lý, chỉ đứng ngoài xem xét. Những cuộc thì thầm to nhỏ, sự chia bè cánh diễn ra, sếp mới bị tẩy chay không thương tiếc ra ngoài những cuộc vui của họ. Thái độ làm việc không nhiệt tình, bất mãn với sếp thấy rõ. Họ báo cáo và làm việc qua quýt, thậm chí những nhân viên lâu năm còn không thèm báo cáo. Họ nghĩ, anh ta chuyên môn chắc gì đã giỏi bằng họ, sao mình phải báo cáo - và, anh ta có biết cũng để làm gì đâu.

Nên dễ hiểu là sếp mới bắt đầu không quảnlý được những nhân viên đang làm và những việc diễn ra xung quanh mình. Thêm vào đó, trong cuộc họp, ý kiến của sếp nói ra thường bị nhân viên phản bác mai mỉa ngay lập tức, hoặc có chấp nhận cũng là sự miễn cưỡng và kô nhiệt huyết.

Huệ có cảm giác sếp mới bị cô lập và phản đối giống như tình huống trong các bộ phim trên tivi. Một mình sếp giờ vẫn phải tiếp tục chống chọi với những nhân viên của mình, hoặc chiến thắng và có được sự đoàn kết của nhân viên, hoặc đành chấp nhận thất bại. Nếu thất bại, không biết các sếp cao hơn sẽ cho sếp mới vào vị trí gì? Trở thành một nhân viên bình thường như trước, hay sa thải?

Sếp đã bị cô lập, nếu trở thành một nhân viên bình thường liệu có thể có được sự thông cảm từ các đồng nghiệp cũ hay không, sếp mới có chịu như vậy hay sẽ từ bỏ để tìm một công việc khác? Vì cho tới thời điểm này, từ khi vào công ty, sếp không hề có một người bạn nào.

Việc thay đổi cơ cấu, bộ máy quản lý hoặc tăng trưởng kinh doanh cần có một người quản lý mới là điều khó tránh khỏi. Nhưng một sự sai lầm của ban giám đốc trong việc đưa người lên vị trí này có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc. Như công ty Huệ, trước mắt là hiệu suất kinh doanh giảm thấy rõ, và tìnhh hình công việc cảm giác rối bung rối bét.

Không biết trong thời gian tới sẽ ra sao và như thế nào, cứ tình hình này công ty cũng loạn mất bởi sự bất mãn của nhân viên. Các nhân viên ở những bộ phận khác nhìn vào không biết công ty sẽ đi đến đâu khi cứ thế này và băn khoăn liệu có điều tương tự xảy ra với bộ phận mình không. Cuộc chiến sau 4 tháng có sếp mới vẫn chưa chấm dứt, bởi sếp vẫn chưa làm được gì để cải thiện tình hình.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay