Khi sếp bắt gặp bạn viết đơn xin việc

Lượt xem: 13,719

Một buổi chiều nọ, nghĩ không còn ai trong công ty, tôi ngồi viết vội một lá đơn xin việc trên máy vi tính. Bỗng cửa phòng bật mở, sếp đi vào. Hình như ông ấy đang tìm kiếm một tập hồ sơ nào đó. Tôi không kịp tắt máy và sếp đã nhìn thấy những gì tôi viết...”.

Khi sếp bắt gặp bạn viết đơn xin việc

Khi rơi vào trường hợp này, nhiều bạn sẽ lúng túng, tìm mọi cách để che giấu. Điều đó chỉ càng làm sếp cảm thấy tức giận hơn vì ông ta có cảm giác đang bị lừa dối. Trong tình huống ấy, bạn phải làm gì?

Các chuyên gia tư vấn nhân sự sẽ cho bạn một số lời khuyên:

- Hãy mạnh dạn nhìn nhận vấn đề và xin lỗi ông ấy về sự đáng tiếc vừa xảy ra.

Giải thích với ông ấy những lý do mà bạn phải viết đơn xin việc ở công ty khác. Tiện thể, bạn cũng có thể trình bày về mức lương hiện tại của mình. Cho biết suy nghĩ của bạn về công ty để tìm sự cảm thông của sếp. Và một điều rất quan trọng nữa là bạn phải bình tĩnh, cố gắng giữ mối quan hệ tốt.

- Bạn phải quyết định ngay: đi hay ở?

Thông thường sếp sẽ tự ái, không muốn giữ bạn lại. Nhưng cũng có vài trường hợp cá biệt (nếu bạn có năng lực chẳng hạn), ông ấy sẽ yêu cầu bạn tiếp tục làm việc cho công ty. Cám ơn vì sếp có nhã ý thoả hiệp với bạn. Điều này cho thấy công ty vẫn cần đến bạn. Sau đó, bạn nên thẳng thắn nêu vài yêu cầu khi bạn quyết định ở lại công ty. Thảo luận và đưa ra hướng giải quyết về những khó khăn trong công việc mà bạn và đồng nghiệp đang gặp phải. Cuối cùng, bạn nên hứa với sếp và thực hiện tốt các công việc được giao.

- Nếu sếp không quan tâm đến bạn, thậm chí còn có ý định đuổi việc ngay...

Hãy bình tĩnh nhận quyết định của ông ấy. Không nên tỏ thái độ hoảng hốt, ông ấy sẽ coi thường bạn. Và cũng không nên nài nỉ sếp để được làm việc lại công ty vì chắc chắn sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp. Trao đổi với ông ấy rằng bạn muốn đi làm thêm một vài ngày nữa để hoàn tất nốt công việc đang làm. Cố gắng thu xếp thời gian để hoàn thành và bàn giao công việc thật tốt. Đừng để người ta nghĩ rằng bạn là kẻ “ăn cháo đá bát”. Không quên đề nghị sếp viết cho bạn một lá thư giới thiệu. Đó là một điều kiện thuận lợi để bạn đi xin việc ở công ty khác.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay