Khi sếp ''làm khó''
Lượt xem: 34,526Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Những cơn nóng giận vô cớ của sếp có thể khiến bạn đau đầu mệt mỏi. Làm sao để chấm dứt tình trạng này?
Dù bạn không làm gì sai nhưng đôi khi vẫn phải hứng chịu cơn bực tức vô cớ của sếp. Điều này khiến bạn cảm thấy thật khó chịu và "sượng sùng" với những đồng nghiệp khác. Điều bức xúc nhất là bạn cố gắng giải thích nhưng cấp trên cứ gạt phăng.
Khi áp lực đến từ cấp trên
Mỗi công ty như một xã hội thu nhỏ với những cá nhân có tính cách khác nhau. Trong đó, quan hệ cấp bậc vốn khá nhạy cảm và thường khiến bạn khó xử.
Một số vị sếp cố tình làm khó để thử sức chịu đựng và khả năng ứng xử của nhân viên, nhất là những người mà họ cho rằng có tiềm năng.
Vượt qua "ải" này, bạn sẽ được trọng dụng và có thể trở thành "tay phải, tay trái" của cấp trên. Tuy nhiên, cũng có những vị sếp hay trút giận vô cớ lên nhân viên vì muốn chứng tỏ mình. Đôi khi, rõ ràng là sếp phạm sai lầm nhưng vẫn không nhận, đơn giản vì họ là... sếp.
Trong trường hợp này, nếu tiếp tục chịu đựng, bạn sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng stress. Từ chỗ không sai sót trong công việc, bạn cũng có thể gây nên những sai sót không đáng có.
Hiểu "bệnh" để "bốc thuốc"?
Nếu thường xuyên bị cấp trên "làm khó", bạn đừng vội nghĩ đến chuyện nghỉ việc. Tuyệt đối không công khai đối đầu hoặc "hạ bệ" sếp.
Chìa khoá để giải quyết trường hợp này vẫn là mềm mỏng, bình tĩnh và khéo léo. Dù sếp gây khó dễ theo kiểu nào, bạn vẫn có cách để đối phó. Hãy bình tĩnh và xem xét thật kỹ "bệnh" của sếp để "bốc thuốc" cho đúng.
Dường như sếp muốn "hành hạ" bạn
- Hãy rà soát những việc bạn làm khiến sếp phật lòng và cố gắng sửa đổi.
- Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp lâu năm để có thể thích nghi với tính tình và cách làm việc của sếp.
Sếp thuộc tuýp người hay xét nét, bắt lỗi
- Bạn hãy hoàn thành công việc tốt và đúng thời hạn.
- Ghi nhỡ những lỗi sếp "bắt" để không phạm phải.
Sếp thường xuyên "giận cá chém thớt"
- Bạn chỉ còn còn cách tập trung quan sát và tìm đường "né" những khi sếp "bốc hoả".
- Chỉ vào phòng sếp và hỏi chuyện công việc khi thật sự cần thiết.
Nếu sếp độc tài
- Tranh cãi tay đôi hoặc cố giải thích khi bị sếp la mắng.
Hãy góp ý khi sếp vui vẻ và bình tĩnh hơn.
- Giờ ăn trưa hoặc sau giờ làm việc sẽ là thời gian thuận lợi để bạn có cơ hội gần gũi và trò chuyện với sếp.
- Lắng nghe sếp tâm sự, chia sẻ công việc sẽ làm quan hệ giữa cấp trên và nhân viên gần gũi, tăng thiện cảm hơn.
Khi nỗ lực của bạn đều vô hiệu?
- Nếu vẫn chịu đựng được, bạn hãy tự nhủ: Vì ông ấy là sếp.
- Còn không thể "nín nhịn" mãi, bạn có thể tìm một công việc mới.