Không chịu học hỏi
Lượt xem: 18,092Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Trong thời đại liên tục biến đổi như hiện nay, nhân viên bán hàng chỉ cần không ngừng học hỏi thì sẽ thu được nhiều kiến thức, không thể không phát triển mạnh.
Hằng ngày cải thiện phương pháp bán hàng là sự đảm bảo cơ bản cho nâng cao kỹ nghệ bán hàng, nó giúp nhân viên bán hàng ngày càng trở nên thông minh sáng tạo.
Nhưng có một số nhân viên bán hàng lại cam chịu ''nhắm mắt làm ngơ'', không chịu học hỏi. Họ cho rằng những phương pháp bán hàng chỉ là con đường quen thuộc cố định không cần phải tốn công tốn sức để học những phương pháp mới. Còn có một số nhân viên bán hàng khác thì tự mãn, cho rằng bản thân họ lúc nào cũng đầy tự tin, hơn nữa năng lực tất, có tiếng trong công ty, đó là điều đáng nể rồi học những thứ mới đó không biết có dùng hay không, tốn công tốn sức là điều không đáng làm.
Còn có một số nhân viên bán hàng nghe thấy phải học tập đồng nghiệp, tự thân học tập, hay phải nâng cao kiến thức bán hàng thì lập tức tìm cách trốn tránh. Thực ra những cách nghĩ như vậy là sai lầm lớn, dưới đây sẽ tập trung phân tích những vấn đề đã được đề cập.
1.Không chịu học hỏi người khác
Rất nhiều nhân viên bán hàng coi thường việc học hỏi đồng nghiệp, đó là cách để phát triển bản thân quan trọng nhất, bình thường họ rất ít khi để tâm quan sát, học tập phương pháp và kỹ năng bán hàng của đồng nghiệp, và nhầm tưởng rằng mỗi người có phương pháp và kỹ năng bán hàng khác nhau, không cần phải học tập người khác.
Thực ra họ không biết rằng, cho dù bản thân có thông minh xuất chúng đến mức nào đi chăng nữa, trong ngành bán hàng, lúc nào cũng có người sẵn sàng thay thế họ, những người này có khi còn thông minh hơn họ, trong lĩnh vực bán hàng những người này đều có phương pháp riêng của mình.
Nếu họ có thể xuất sắc hơn, thành công hơn những nhân viên bán hàng kia thì mới có thể có được sức bật lớn hơn, có lợi với việc tự cải cách bản thân. Nhưng điều đáng buồn là họ đã quen cho rằng mình đúng, coi mình là trung tâm, coi người khác không bằng mình, mà không biết rằng nhiều người còn giỏi hơn mình.
Coi thường việc học hỏi đồng nghiệp, có thể nói đó là một trong những nguyên nhân thất bại của nhân viên bán hàng bán hàng không chỉ là một loại kỹ thuật mà còn là một môn khoa học, nó yêu cầu nhân viên bán hàng luôn luôn phải hoàn thiện bản thân. Nếu không có được nhận thức.như vậy, cho rằng không cần thiết phải học hỏi đồng nghiệp, không cần phải tham gia vào lớp học bán hàng, càng không quan tâm đến việc học hỏi kinh nghiệm từ lãnh đạo và đồng nghiệp, thì chỉ giậm chân tại chỗ, không thể thăng tiến hơn được.
Hơn nữa, nhân viên bán hàng không muốn học tập từ những đồng nghiệp của mình, rất dễ để lại ấn tượng kiêu ngạo tự mãn cho người khác. Sau khi đã có ấn tượng không tốt như vậy, sau này trong công việc của mình, những nhân viên bán hàng khác cũng không muốn giúp đỡ.
Trên thực tế, nếu nhân viên bán hàng biết học tập những đồng nghiệp xung quanh, có tác dụng nâng cao kỹ năng bán hàng, sử dụng kinh nghiệm sẵn có của người khác, điều đó không đáng làm sao? Huống hồ trong thời buổi hiện nay, cho dù trong lĩnh vực hiểu biết sản phẩm hay kỹ năng bán hàng, khách hàng đều không thua kém gì mấy so với nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.
Do vậy, rất nhiều nhân viên bán hàng khi chào bárl sản phẩm, chưa kịp thuyết phục khách hàng đã bị khách hàng xua đi nhanh chóng. Nhìn nhận lại vấn đề, cho thấy việc học hỏi đồng nghiệp của mình và điều cần thiết. Và chỉ có cách học tập đồng nghiệp, không ngừng cải thiện tri thức và kỹ năng của bản thân mới có thể đối phó được với mọi vấn đề phát sinh trong bán hàng một cách nhẹ nhàng, thu được thành tích bán hàng tốt hơn.
2. Coi thường việc tự học
Nhân viên bán hàng tự học chính là tự rút ra những bài học kinh nghiệm từ những công việc đã làm từ trước đây. Nhưng cũng có rất nhiều nhân viên bán hàng có thể rất chịu khó học hỏi người khác, nhưng lại không chịu tự mình học tập từ những công việc của chính mình. Họ không hiểu và coi thường phương pháp này. Họ cho rằng, bản thân không có gì để tự học cả, những việc làm của bản thân đều để trong ''kho” ký ức của bản thân, cần gì phải mở lấy ra để học nữa? Thà bỏ sức lực ra để đầu tư vào khách hàng hay để học hỏi người khác còn hơn.
Những nhân viên bán hàng thường xuyên làm như vậy, họ không bao giờ nhớ lại những gì họ đã làm, không phân tích thêm, và cũng không bao giờ tự rút ra bài học từ những thất bại hay thành công trong quá khứ.
Những nhân viên bán hàng như thế đều không biết học tập những kinh nghiệm quý báu từ những thành công của học và càng không biết học tập những bài học rút ra từ những thất bại. Thành công rồi thì mãn nguyện hưởng thụ, ý chí phấn chấn; thất bại rồi lại cúi đầu kêu than, ý chí tụt lùi, mà không chú ý tổng kết vì sao thành công hay thất bại. Chưa kể gì đến việc viết ra, đến máy tính còn lười không thèm xem lấy một lần, càng không thể nói gì đến việc điều tra và phân tích cụ thể. Không coi trọng việc tự học, thì không thể trở thành nhân viên bán hàng thành công.
3. Không chủ động học tập những kiến thức có liên quan
Có một số nhân viên bán hàng sau khi tiến hành học tập những kiến thức nhất định có liên quan đến nghiệp vụ bán hàng, thì cảm thấy những kiến thức mà mình có được là đủ rồi, không muốn học tiếp nữa, cho dù kiến thức về sản phẩm hay những quy định có liên quan đến công ty họ đều tỏ ra không quan tâm; Đối với những chỉ thị, mệnh lệnh, phương châm bán hàng của công ty họ đều chỉ nghe qua không tìm hiểu kỹ lưỡng; Đối với những thông tin quan trọng trong khai thác sản phẩm mới và cách ứng xử với khách hàng họ đều bỏ qua vì lý do công việc bận rộn. Những nhân viên bán hàng như vậy cũng gặp phải nhiều vấn đề phát sinh, lúc đó có bổ sung kiến thức như thế nào cũng không thể giải quyết được vấn đề.
Nhân viên bán hàng không tự mình học tập những kiến thức có liên quan đến khách hàng, rất có thể trong quá trình bán hàng sẽ gặp phải trường hợp không biết trả lời những câu hỏi có liên quan đến sản phẩm. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới tính chuyên nghiệp của nhân viên bán hàng, ảnh hưởng tới thành tích bán hàng của mình.
Kiến thức bán hàng bao gồm nhiều yếu tố, nhân viên bán hàng cần duy trì tinh thần ''sự đổi mới, hằng ngày đổi mới, mãi mãi đổi mới'', học tập kiến thức bán hàng mới mẻ thay đổi theo từng ngày, đó là con đường duy nhất để nâng cao vị thế của nhân viên bán hàng. Nhân viên bán hàng cần cảnh giác trước xu thế ''không khiêm tốn học hỏi sẽ bị đào thải tại chỗ'' như vậy mới có thể tự phát triển, đạt được thành công.
4. Chỉ có học tập mới có thể thành công
Nhân viên bán hàng cần phải hiểu rõ một điều, trong quan niệm bán hàng, mãi mãi không tồn tại câu ''thế là đủ rồi'', và cũng không thể thường xuyên theo đuổi mục tiêu này.
Lý do rất đơn giản, từ những việc lớn như là sự thay đổi xu thế của xã hội, đến những việc nhỏ là những cải cách chính sách đối thủ cạnh tranh, hay xu hướng hoạt động mới của khách hàng, tất cả đều tạo nên ảnh hưởng nào đó tới ngành bán hàng.
Đồng thời, những nhân tố này cũng tạo nên những ảnh hưởng nhất định đối với công việc của nhân viên bán hàng. Để làm giảm tới mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của những nhân tố trên, nhân viên bán hàng cần phải học tập để thích ứng với những thay đổi của môi trường.
Trước hết, cần phải đọc nhiều sách báo, học tập những kiến thức có liên quan đến ngành nghề của mình. Rất nhiều nhân viên bán hàng đều nhận thức được rằng, cần phải trang bị những kiến thức cơ bản, nhưng học lực không phải là tuyệt đối quan trọng, mấu chốt là ở chỗ sau khi thâm nhập vào xã hội bản thân có thể bổ sung và tìm kiếm được bao nhiêu kinh thức.
Nếu nhân viên bán hàng muốn có được thành công một cách nhanh chóng, thì phải tích luỹ và làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình. Chỉ có như vậy, mới có thể giúp cho nhân viên bán hàng đối phó với mọi vấn đề phát sinh trong quá trình bán hàng một cách thuần thục.
Thứ hai, nhân viên bán hàng phải biết học tập từ những đồng nghiệp của mình.
Nhân viên nếu muốn nâng cao hiệu quả bán hàng của mình, cần phải không ngừng học hỏi kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng bán hàng, không ngừng học hỏi kinh nghiệm thành công của người khác (người đi trước, đồng nghiệp và đối thủ cạnh tranh), rút ra bài học từ những thất bại của họ, như vậy mới có thể trưởng thành, tiến bộ, thu được thành tích bán hàng đáng kể.
Phong làm nghề bán thực phẩm xanh - xương rồng ăn được. Khi bắt tay vào công việc anh ta thường gặp phải sự từ chối, nhưng anh ta cho rằng tài thuyết phục và kỹ năng bán hàng của anh ta không hề kém so với người khác, vậy thì cuối cùng vấn đề bắt nguồn từ đâu. Còn đồng nghiệp của anh ta ngày nào cũng bán được rất nhiều hàng, lại còn ký kết được hợp đồng đặt hàng dài hạn với nhiều nhà hàng.
Phong cảm thấy rất lạ, trong một lần gặp mặt anh liền hỏi kinh nghiệm thành công của người đồng nghiệp. Đồng nghiệp nói rằng: ''Tôi cũng chẳng có biện pháp nào cả, chỉ kể với đầu bếp cách chế biến xương rồng, và mời họ ngồi lại nếm thử. Bởi từ trước đến nay chưa hề có ai ăn loại rau này, nên cũng chẳng có ai chế biến được. Nếu bỏ tiền ra mua về nhưng không biết chế biến, thì mua làm gì”. Phong nghe xong cảm thấy rất có lý. Thế là lần sau, khi giới thiệu thực phẩm của mình anh đều nói cho người mua và đầu bếp về cách chế biến của xương rồng.
(Do xương rồng nhiều gai, vị không ngon, lại có loại có nhựa độc, nên chúng ta thường nghĩ là xương rông chỉ có thể làm cảnh. Trên thế giới đã sử dụng một số loại xương rồng làm thức ăn từ rất lâu, nhất là châu Âu và châu Nam Mỹ có ngành chế biến xương rồng rất phát triển. Từ năm 1945 Mehico nghiên cứu lai tạo ra loại xương rồng có thể ăn hoặc làm thuốc..., và từ đó nước này trở thành vua xương rồng. Năm 1977 Trung Quốc nhập giống xương rồng thực phẩm Opuntia Milp Alta của Mehico về để nghiên cứu, và trồng trên diện rộng. - ND)
Tin rằng những người ham học hỏi kinh nghiệm thành công của người khác nhất định sẽ không ngừng nâng cao kỹ năng bán hàng của mình, từ đó không ngừng nâng cao hiệu quả bán hàng. ''Biến đá thành ngọc'', nếu biết dùng những kinh nghiệm thành công của người khác để đạt được thành công cho mình, vì sao chúng ta lại không làm?
Tóm lại, nhân viên bán hàng chuyên nghiệp đều biết rằng, điểm mấu chốt của sự thành công nằm ở chỗ không ngừng học hỏi, nếu không học, cuối cùng sẽ bước nhầm đường mà thôi. Cũng như là đi du lịch trên quả khinh khí cầu, nếu nhân viên bán hàng muốn bay càng cao, thì phải cung cấp nhiệt lượng liên tục. Một khi ngừng cung cấp nhiên liệu (ngừng học tập), quả cầu sẽ dừng lại, và rơi dần xuống. Nhân viên bán hàng cần không ngừng học tập, thay đổi phương pháp bán hàng, mới có thể giúp mình có được thành công đích thực.