Kiểm tra người tham khảo

Lượt xem: 1,087

Việc kiểm tra người tham khảo sẽ giúp bạn kiểm tra lại những tuyên bố của ứng viên trong quá trình phỏng vấn và lấp đầy các khỏang trống thông tin. Người tham khảo cũng có thể cung cấp những quan điểm nhìn nhận từ bên ngòai có giá trị về ứng viên và sự phù hợp của ứng viên với vị trí tuyển dụng.

Hãy kiểm tra lại người tham khảo khi bạn gần hòan tất quy trình tuyển dụng và chuẩn bị ra quyết định. Nhưng hãy nhớ phải được sự đồng ý của ứng viên để tránh ảnh hưởng đến nghề nghiệp hiện tại của người đó – chẳng hạn như để công ty của ứng viên không biết rằng người đó đang phỏng vấn xin việc ở nơi khác.

Khi kiểm tra người tham khảo bạn có hai mục đích. Đầu tiên là kiểm tra về những gì mà ứng viên đã nói về kinh nghiệm làm việc của mình: Ở đâu? Bao lâu? Vị trí công việc cuối cùng? Và các nhiệm vụ đặc biệt. Mục đích thứ hai là biết về những thành công và thất bại, thói quen nghề nghiệp, điểm mạnh và điểm yếu…của ứng viên.

Việc kiểm tra người tham khảo đặc biệt quan trọng vì nó giúp công ty tuyển dụng đảm bảo được rằng ứng viên đã trình bày trung thực về vị trí, kinh nghiệm làm việc và thành quả của mình. Những nhận xét của người tham khảo cũng có thể cung cấp một cách nhìn nhận khác về bản thân ứng viên.

Đáng tiếc là nhiều công ty đặc biệt ở Mỹ, thận trọng không muốn nói nhiều về nhân viên hiện tại hay trước đây của họ vì sợ sẽ bị kiện về tội phỉ báng hay nói xấu nếu nhân viên đó không kiếm được việc làm do những gì họ nói. Vì vậy khó có được những nhận xét thẳng thắn từ một số người tham khảo.

Sau đây là một số bí quyết để kiểm tra người tham khảo:

1) Dùng diện thọai để kiểm tra người tham khảo vì không có điều gì được viết ra nên người được hỏi có nhiều khả năng sẽ cho bạn câu trả lời trung thực khi họ không sợ bị kiện vì nói điều tiêu cực. Đừng kiểm tra người tham khảo qua thư, bạn có thể sẽ chẳng nhận được nhiều thông tin.

2) Dành thời gian để xây dựng mối quan hệ tốt với người tham khảo. Điều này sẽ làm người đó thỏai mái hơn khi chia sẻ thông tin cùng bạn.

3) Mô tả vắn tắt công việc mà ứng viên đang dự tuyển và hỏi xem liệu người đó có thực sự phù hợp với công viiệc này không?

4) Hỏi về phong cách, tính cách, điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên.

5) Tránh hỏi những câu mơ hồ như: “Jack có làm tốt công việc quản lý phòng anh ta không?” thay vào đó hãy hỏi những câu cụ thể hơn như: “Jack giỏi nhất về cái gì? Cấp dưới của anh ta thích anh ta nhất ở điểm nào? Điều gì mà họ ít thích nhất? Có công việc nào sẽ không phù hợp với Jack không? Lọai môi trường tổ chức phù hợp nhất với Jack là gì?”

6) Hãy để người tham khảo giới thiệu người khác. Nếu một người tham khảo cho bạn một số thông tin, hãy hỏi: “anh có biết ai có thể cho tôi biết một số kinh nghiệm của Jack trong lĩnh vực này không? Bạn càng nói chuyện với nhiều người thì bức tranh tổng thể của bạn có được càng rõ ràng hơn.

Nhiều người cho rằng công việc kiểm tra người tham khảo là một công việc khó chịu và ít tập trung vào nhiệm này, tuy nhiên lợi ích của việc này lại cao đến mức bạn phải dành nhiều nổ lực và kiên trì để khai thác thông tin cho dù người tham khào có thể không sẵn lòng chia sẻ nó. Trong cuốn “Tuyển dụng Thông Minh” Pierre Mornell gợi ý cách kiểm tra người tham khảo nhanh chóng và hợp lệ sau đây:

“ Gọi điện thọai cho người tham khảo vào giờ ăn trưa. Lúc này bạn phải qua một trợ lý hoặc một thư thọai. Nếu là thư thoại hãy để lại một lời nhắn ngắn gọn. Nếu là trợ lý thì phải đảm bảo người đó hiểu được câu cuối cùng trong thông điệp của bạn. Bạn nói: “ John là ứng viên cho công ty tôi, tên của anh đã được cung cấp làm người tham khảo. Xin vui lòng gọi lại cho tôi nếu đây là ứng viên nổi bật.”

Kết quả theo Mornell nói, vừa nhanh chóng vừa rõ ràng. “Nếu ứng viên nổi bật hoặc xuất sắc, tôi đảm bảo là tám trên mười người sẽ hồi đáp nhanh chóng và có thiện chí giúp đỡ”. Trái lại nếu có rất ít hoặc không có người tham khảo nào gọi lại cho bạn, thì sự im lặng của họ nói nhiều về ứng viên đó mà không cần dùng đến những lời chê bai và nói xấu.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay