Là ông chủ của chính mình

Lượt xem: 12,365
Nếu bạn mong ước được đứng trong hàng ngũ những người chủ doanh nghiệp, hãy nhìn lại xem mình đã có 5 phẩm chất cần có hay chưa.

1. Tận tụy

Thành công trong kinh doanh không đến trong một sớm một chiều. Điều quan trọng là bạn phải hết mình vì sự thành công và lâu dài của doanh nghiệp của mình. Trên đường làm ăn có thể có những trục trặc, nhưng nếu bạn quyết tâm không bỏ cuộc, cơ hội thành công sẽ tăng đáng kể.

2. Mạnh dạn

Khi bạn tự tạo lập doanh nghiệp, bạn phải “bán” chính mình. Khi là một doanh nhân, bạn không được phép hiền lành. Nếu bạn không nghĩ rằng bạn có thể quảng bá để đưa công ty mình tới những khách hàng tiềm năng, đừng nghĩ đến chuyện mở công ty.

3. Có kỷ luật

Có thể trước đây khi là nhân viên làm dưới quyền một người giám sát, bạn làm việc rất tốt vì bạn được sếp thúc giục và đặt ra những yêu cầu rõ ràng. Nhưng liệu bạn có đạt kết quả tốt không khi làm việc độc lập?

Bạn cần đánh giá mức kỷ luật tự giác và tổ chức của mình trước khi lập công ty.

4. Tài chính vững mạnh

Không phải ai khi bắt đầu kinh doanh cũng kiếm lợi ngay lập tức. Nếu bạn thiếu vốn, có thể kêu gọi sự hỗ trợ của đối tác, bạn bè hay người thân bởi vì bạn chưa thể tự cấp đủ vốn cho mình.

Tìm kiếm các nhà đầu tư hoặc các khoản vay nhỏ dành cho doanh nghiệp để có khoản tiền dự phòng. Tiết kiệm dần dần, kiếm một công việc bán thời gian để có thêm thu nhập (và để có thể có được khoản phúc lợi y tế) trong những ngày đầu dấn thân vào công việc kinh doanh.

Nếu bạn không nắm được các nhu cầu tài chính của mình, công việc kinh doanh của bạn sẽ không có cơ hội thành công trên thực tế.

5. Có kinh nghiệm

Thiếu kinh nghiệm và kiến thức về lĩnh vực mình kinh doanh là hai lý do mà các nhà doanh nghiệp sớm “đổ bể” sau khi lập công ty riêng. Hãy đảm bảo rằng bạn nắm được công nghệ và kinh nghiệm thực tế để điều hành ngành mà bạn định kinh doanh.

Nếu bạn mở một cửa hàng nhỏ, cơ hội thành công sẽ tăng nếu bạn đã từng làm việc tại một cửa hàng nhỏ, nhất là nếu làm ở vị trí quản lý. Lòng yêu thích sản phẩm mà bạn bán vẫn chưa đủ, bạn còn cần phải hiểu về mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh – lương, thuế, marketing, phân phối, bảo hiểm, quan hệ khách hàng trước khi mở công ty.

Học nghề khi bắt đầu một công việc thì rất cần. Nhưng học nghề khi bắt đầu mở doanh nghiệp chỉ dẫn bạn đến thảm họa và thất bại mà thôi.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay