Làm chưa tốt? Nói với sếp ra sao?

Lượt xem: 9,387

Đôi khi hoạt động kém hiệu quả là chuyện bình thường. Đó là lý do con người cần những kỳ nghỉ để làm mới bản thân. Nhưng nếu nhận thấy sự đi xuống trong công việc, bạn đừng chỉ ngồi và đợi bị nhắc nhở, hãy chủ động nói chuyện đúng-cách với cấp trên.


Một cuộc nói chuyện về sai lầm sẽ khó khăn nhưng cần thiết

Khó khăn trong công việc có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, như một dự án không đạt hiệu quả như kế hoạch hoặc bạn không đạt chỉ tiêu doanh số tháng, chắc chắn bạn rất ngại trình bày vấn đề với cấp trên. Nhưng né tránh không phải là phương án tốt. Sếp chắc chắn sẽ khó chịu và nghi ngờ về năng lực của bạn.

Tất nhiên, đó cũng không phải là một cuộc nói chuyện dễ dàng. Để tạo ấn tượng rằng bạn vẫn là một nhân viên có tinh thần làm việc chuyên nghiệp, hãy làm rõ 2 điều:

- Nói thật về hiệu quả không như ý của bạn trước khi sếp của bạn phát giác
- Trình bày giải pháp, không phải lời bào chữa

Rà lại tình hình

Bước đầu tiên để giải quyết tình huống là xác định nguồn gốc của vấn đề. Bạn cần phải xem xét: liệu ​​bạn có thực sự đang hoạt động kém hiệu quả hay không? Với nhiều nhân viên mới, có thể bạn đã nỗ lực rất nhiều, nhưng vẫn không đạt được kết quả mong đợi của tổ chức vì nhiều lý do. Để chắc chắn, hãy rà soát lại xem đây là tình huống mới xảy ra 1 lần hay đã lặp đi lặp lại. Nếu là trường hợp thứ hai, bạn nên xem lại tư duy chuyên môn, cách vận hành công việc của bản thân. Mặt khác, nó cũng có thể là chỉ báo rằng bạn đang làm không đúng công việc.

Nhìn từ góc độ của sếp

Tiếp theo, hãy thử nhìn thành tích kém của mình dưới góc nhìn của sếp. Sếp của bạn sẽ phản ứng như thế nào trước tin tức này?

Có những cấp trên đơn giản là thích la lối, và bạn phải chuẩn bị sẵn tâm lý để đương đầu. Nhưng không vì thế mà lùi bước và trốn tránh báo cáo hay đợi đến khi “sếp có tâm trạng tốt hơn”. Ai cũng có những ngày không tốt - đánh giá sai thị trường, người nhà ốm… Nếu bạn may mắn, sếp bạn sẽ hiểu rằng sự phân tâm từ bên ngoài khó khiến cho mọi người trạng thái tốt nhất.

Chủ động nhận lỗi

Trong cuộc trao đổi với sếp, hãy nói chuyện thẳng thắn và trực tiếp: “Em có công việc chưa hiệu quả lắm cần báo cáo”. Thứ hai, “thể hiện sự ăn năn và hối hận một cách thích hợp.” Một câu "Tôi xin lỗi" chân thành sẽ giúp bạn đi được chặng đường dài. Cuối cùng, hãy nói rõ cách khắc phục của bạn.


Hãy chân thành hỏi ý kiến cấp trên về cách khắc phục

Mục tiêu của bạn là tập trung vào việc sửa lỗi chứ không phải tìm cách đổ lỗi hay biện minh. Trong những cuộc trao đổi có vẻ không dễ dàng thế này, việc kết thúc bằng một thông tin lạc quan có thể mang đến kết quả tích cực hơn. Mấu chốt là đừng cố vòng vo nếu được hỏi về các nguyên nhân gây lỗi.

Xin lời khuyên, chỉ đạo

Bạn cũng nên nhờ người quản lý hướng dẫn cách giải quyết mà họ cho rằng hợp lý hơn. Việc hỏi ý kiến ​​của sếp cho thấy rằng bạn tôn trọng trí tuệ, cũng như tin tưởng sự lãnh đạo của sếp.

Một điều cốt yếu: dù mắc lỗi, bạn không nên tỏ ra khúm núm.

Nghĩ cho tương lai xa

Nếu kết quả kém của bạn thực chất là biểu hiện của một vấn đề lớn hơn như làm sai lĩnh vực, thiếu kỹ năng quan trọng thì bạn cần phải giải quyết nó rốt ráo. Nó đòi hỏi một cuộc trò chuyện riêng và dài hơi với cấp trên.

Bạn có thể đề xuất: “Sau khi khắc phục xong việc này, tôi muốn sắp xếp thời gian để hỏi ý kiến sếp về những gì tôi có thể làm về lâu dài để đảm bảo chuyện này không bao giờ xảy ra nữa”. Có thể bạn sẽ cần đăng ký một khóa học thường xuyên để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ. Hoặc cũng có thể là bạn cần tìm một vị trí phù hợp hơn với thế mạnh của bạn. Nếu bạn thể hiện rõ ràng mong muốn được tạo điều kiện để phát triển nghề nghiệp tốt hơn, đồng thời cũng có lợi hơn cho tổ chức, sếp có thể sẽ tạo điều kiện hỗ trợ bạn để sắp xếp thời gian đi học, hoặc chuyển bạn sang một vị trí, nhóm làm việc phù hợp hơn.

Không ai có thể trở thành nhân viên hoàn hảo trong bất kỳ vị trí nào. Điều quan trọng là bạn sẵn sàng học những kiến thức mới từ sai lầm, và tiến về phía trước để trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân.

Nguồn ảnh: Pexels

Bài viết khác

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay