Làm gì khi bị đồng nghiệp cướp công
Lượt xem: 46,303Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Khi đi phỏng vấn xin việc vị trí nhân viên sale, kỹ thuật viên hay merchandiser, không phải lúc nào bạn cũng nhận được cuộc gọi mời nhận việc sau khi trải qua một cuộc phỏng vấn. Trong công việc, bạn rất hợp với người đồng nghiệp này- một người mà từ trước tới nay bạn luôn cho rằng đó là mẫu đồng nghiệp lý tưởng khó tìm. Rồi vào một ngày đẹp trời, khi bạn đang vui mừng về những kế hoạch công việc đã được hoàn thành thì một tin như sét đánh ngang tai: Những ý tưởng và kết quả công việc của bạn đã bị người đồng nghiệp lý tưởng cướp mất. Không bằng chứng, không ai tin nếu bạn nói ra sự thật, lúc này bạn sẽ làm như thế nào?
1. Khi bị cướp công
Minh Thanh làm trong phòng kế hoạch của một công ty thương mại khá lớn và uy tín. Là một nhân viên mới nên mọi cử chỉ hành động của cô luôn được kèm cặp bởi những “ma cũ” trong phòng, chỉ có Thanh Hương- một đồng nghiệp theo Thanh nhận xét: “nhiệt tình, năng động, luôn giúp đỡ người khác” là người duy nhất luôn chia sẽ mọi khó khăn trong công việc với cô. Vì thế, ngay từ khi mới “chân ướt chân ráo” vào công ty, Minh Thanh đã kết thân ngay với Thanh Hương.
Rồi một ngày, khi trưởng phòng giao cho cả Thanh và Hương cùng thực hiện một dự án với đối tác nước ngoài. Với tình đồng nghiệp tốt đẹp sẵn có từ trước, Thanh đã rất vui mừng vì cùng được làm chung dự án với người bạn đồng nghiệp hiếm có của mình. Trong quá trình triển khai công việc, dù là nhân viên mới nhưng Thanh đã tỏ ra rất năng nổ và hoạt bát, tất cả mọi việc như: lên kế hoạch làm việc, tìm kiếm thông tin, liên hệ với đối tác hầu như đều do một mình Thanh đảm nhận. Hương còn khuyên Thanh nên tích cực làm việc chăm chỉ hơn nữa thì mới mong nhận được đánh giá cao từ cấp trên và những đồng nghiệp khác.
Sau hai tháng triển khai kế hoạch, cuối cùng cả Thanh và Hương đều thở phào nhẹ nhõm vì mọi việc đã đâu ra đấy. Tất cả sẽ trở nên hoàn thiện và tốt đẹp hơn nếu đến ngày trình bày kế hoạch, vì sợ chưa có nhiều kinh nghiệm nên Thanh đã nhường Hương lên trình bày “kết quả” sau hai tháng mất ăn mất ngủ của cô. Nhưng thật không ngờ, trong cả buổi trình bày, cái tên Minh Thanh được nhắc tới rất ít, nếu có cũng chỉ là người đi tìm tài liệu hoặc làm những công việc vô cùng vặt vãnh, còn lại người chủ chính thức của bản kế hoạch này lại chính là Thanh Hương. Vì chỉ có hai người cùng thực hiện với nhau, Thanh Hương lại là người có kinh nghiệm làm việc và đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi và đánh giá cao trước đó nên không đồng nghiệp nào lại không tin vào những điều cô đã thuyết trình. Rất uất ức và thất vọng, dù có giải thích cũng không ai tin mình, nên Minh Thanh bèn ngậm “bồ hòn làm ngọt”, lui về trong hoà bình mà trong lòng thì đầy mâu thuẫn: “Có phải tình đồng nghiệp của cô và Thanh Hương từ trước tới nay chỉ là giả tạo? Tại sao Hương lại cướp trắng công của mình như vậy?”….
Sau khi kế hoạch được triển khai và thành công, Thanh Hương đã được lên chức trưởng phòng, còn Mai Thanh thì vẫn nằm trong “Bản danh sách nhân viên cần bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ”. Cũng từ đó, Mai Thanh cũng không tin tưởng bất cứ vị đồng nghiệp nào và mối quan hệ của cô với “người đồng nghiệp lý tưởng” cũng đã tan biến như nó chưa từng bao giờ tồn tại.
2. Khi bị cướp công, nên làm thế nào?
Là một nhân viên mẫn cán, chăm chỉ và tận tuỵ với công việc, sự đóng góp công sức cho công ty không phải là con số ít, nhưng rồi bạn phát hiện ra rằng, bạn đã bị đồng nghiệp “nẫng tay trên” mọi thành quả. Lúc này, nên làm thế nào?
A. Gửi tin nhắn, Email.
Bạn đã quá ức chế và không muốn gặp lại “cái bản mặt” khó ưa của kẻ đã cướp công sức của mình thì tốt nhất hãy viết cho họ một bức thư bằng Email hoặc gửi tin nhắn đến cho họ. Trong thư hoặc tin nhắn hãy nêu rõ công sức bạn đã bỏ ra như thế nào? Bạn đã làm được những gì và thu được kết quả gì cho công việc của mình? Điều quan trọng nhất là phải đưa ra được chứng cứ xác thực, “nhân chứng, vật chứng” đầy đủ thì mới thuyết phục được kẻ đã “cướp công” của bạn. Đồng thời nên “cảnh cáo” kẻ xấu kia rằng bạn hoàn toàn có khả năng lấy lại sự công bằng cho mình, bạn sẽ tạo cho họ cơ hội để cải chính những thông tin trước đó, nếu không khi mọi việc được sáng tỏ thì người bị tổn hại nhiều nhất chính là người đồng nghiệp đó chứ không phải là bạn.
B. Rút khỏi cuộc chiến
Nghe thì có vẻ không phải là một biện pháp tốt, nhưng đối với một số người thì cách giải quyết này không hẳn là không có lợi. Nhiều nhân viên bị rơi vào hoàn cảnh như Minh Thanh trong câu chuyện trên cũng đã chọn “rút lui trong hoà bình” làm phương pháp giải quyết. Để giải thích về việc làm này, một số người đã lý giải như sau: Là một nhân viên mới, phải nghĩ đến cái gì thực sự quan trọng với mình nhất. Nếu như luôn nghĩ cách đối đầu với một đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm và có nhiều năm làm việc hơn mình thì không đem lại lợi ích gì. Rất có thể bạn sẽ gây ra sự ác cảm với cấp trên và đồng nghiệp xung quanh, mà chưa chắc đã chứng minh được bạn đã bị cướp công. Coi đó như một bài học cho bản thân, nếu có cơ hội chứng minh năng lực của mình thì bạn sẽ biết cách để không lại bị đồng nghiệp kia hay bất kỳ một ai khác “nẫng tay trên” nữa.
C. Nếu không muốn bị đồng nghiệp “cướp công”
Để tránh bị đồng nghiệp cướp công, điều quan trọng nhất là bạn nên tự tin vào bản thân mình. Đồng thời nên khen ngợi đồng nghiệp nhiều hơn nữa. Nếu khen ngợi đồng nghiệp nhiều thì họ sẽ cảm thấy rằng họ luôn hơn bạn, và với một người hơn hẳn đẳng cấp và trình độ như vậy (theo cách họ nghĩ) thì không mấy ai lại lo tranh công với những người kém cạnh mình.
Hoặc như bạn nên thay đổi cách xưng hô từ “chúng tôi” sang “tôi”. Đơn giản là vì cách xưng hô này sẽ giúp bạn thêm tự tin vào bản thân mình, hơn nữa nó sẽ chứng minh rằng: Bạn hoàn toàn có khả năng và tự tin để hoàn thành tốt công việc được giao mà không cần sự trợ giúp từ người khác. Hơn nữa, nếu xưng “tôi” thì ai cũng hiểu rằng bạn chỉ làm công việc này một mình và yên tâm sẽ không có ai đến “cướp công” của bạn được.