Làm gì khi công ty hoạt động trì trệ?

Lượt xem: 14,547
Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ và tài chính, các công ty luôn phải hoạt động một cách liên tục, không ngừng nghỉ. Tuy nhiên cũng có lúc chúng chững lại và bắt đầu đình trệ.


Công ty bạn có như vậy không? Mời bạn tham khảo những thông tin dưới đây, hy vọng chúng sẽ có ích cho bạn:

Trước hết, một công ty hoạt động trì trệ sẽ có những dấu hiệu sau:

- Các nhân viên thờ ơ, làm việc mà không có sự hứng khởi.
- Công việc không có sự sáng tạo, đổi mới.
- Năng suất làm việc giảm.
- Nhiều người vắng mặt, đi làm muộn hay ăn trưa lâu hơn.
- Doanh thu bình quân giảm.
- Nhiều dự án còn tồn đọng.
- Mọi người không thấy vui trước một thành công nào đó.
- Các phòng ban liên lạc với nhau một cách hạn chế.

Nguyên nhân của sự trì trệ đó:

- Sự trì trệ của sếp và những người điều hành công ty.
- Công ty không có sự đãi ngộ hợp lý cho nhân viên.
- Cách hành xử khác thường, khắt khe đến quá đáng của sếp.
- Những "uẩn khúc" trong công ty.

Nếu công ty của bạn trì trệ, bạn sẽ làm gì?

- Nhận thấy sự trì trệ của công ty và có hành động ngay để giải quyết vấn đề.

- Làm một thống kê về xu hướng chung của mọi người; tìm hiểu tâm tư, cảm xúc của họ để thấy được nguyên nhân của tình trạng trì trệ.

- Kêu gọi mọi người cùng nhau giải quyết vấn đề. Mặc dù lúc đầu họ có thể cảm thấy như bị ép buộc, không tin tưởng nhưng bạn hãy kiên trì thuyết phục họ.

- Xác định những yếu tố cụ thể, khách quan để xây dựng một công sở vững mạnh. Nó có thể bao gồm phong trào tuyên dương người tốt việc tốt, những chính sách khích lệ nhân viên làm việc có hiệu quả... Chúng thực sự sẽ thúc đẩy tinh thần làm việc của mọi người.

- Đề nghị sếp cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên.

- Tăng cường liên lạc, trao đổi thông tin giữa các phòng ban (thông qua bản tin nội bộ, các cuộc họp, hội thảo... ). Thông tin chính là yếu tố quan trọng để giải quyết sự trì trệ.

- Nếu nguyên nhân của sự trì trệ bắt nguồn từ sếp thì mọi người cần trao đổi, góp ý ngay với sếp. Tuy nhiên bạn phải cẩn thận, tế nhị, nếu không mọi việc sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay