Làm gì khi công việc mới không như mong đợi?

Lượt xem: 16,057
Bạn mới bắt đầu công việc này được một thời gian ngắn nhưng đã cảm thấy công việc này giống như ác mộng. Bạn sẽ làm gì đây?


Đối mặt với sự thật

Có rất nhiều lý do khác nhau làm cho công việc mới này của bạn dường như không tuyệt vời như bạn tưởng, đó có thể là do sếp mới của bạn hơi khác người hoặc trách nhiệm bạn đảm nhận hiện tại không như bạn nghĩ. Bạn cần hiểu rõ điều gì đã làm bạn khổ sở trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào.

Ví dụ, nếu nguyên nhân của bạn là do sếp quá khó tính và khác thường thì bạn có thể xem liệu sự khác thường đó tích cực hay không? Bạn có thể học hỏi được điều gì không? Có thể sau một thời gian bạn sẽ hiểu được vấn đề và tự khắc phục chúng còn nếu không thì bạn hãy tính bước tiếp theo sau.

Nói chuyện với sếp hoặc đồng nghiệp

Sẽ rất dễ dàng cho bạn có cuộc nói chuyện thẳng thắn với sếp nếu họ cảm thấy vui vì kết quả công việc bạn làm trong thời gian qua và họ sẵn sàng lắng nghe những điều làm bạn chưa thoải mái trong công việc. Khi họ hiểu được những lo lắng của bạn họ có thể giải quyết chúng để làm bạn toàn tâm toàn ý cho công việc. Nhưng sẽ khó khăn hơn nếu sếp của bạn không hài lòng về bạn trong một số vấn đề và cách tốt nhất là nói chuyện với sếp càng sớm càng tốt. Làm rõ mọi chuyện giữa sếp để sếp có thể hiểu bạn hơn và bạn cũng có thể cảm thấy thoải mái hơn trong làm việc.

Trong trường hợp bạn không thể nói chuyện với sếp bởi vì họ chính là nguyên nhân gây ra vấn đề của bạn. Hãy thử nói chuyện với những đồng nghiệp xung quanh và tìm hiểu xem liệu ai trong số họ đã từng gặp vấn đề tương tự như bạn và họ đã giải quyết như thế nào.

Kiên nhẫn là đức tính cần thiết

Một số nhà tư vấn cũng khuyên rằng bạn cần tối thiểu từ 3 đến 6 tháng mới có thể quen với nhịp điệu và cách thức làm việc trong công ty mới. Trong quãng thời gian này bạn có thể gặp những điều không hài lòng, lo lắng và bạn cần kiên nhẫn để tìm hiểu và khắc phục chúng nếu có thể, không nên từ bỏ ngay.

Bất cứ khi nào có thể bạn hãy quan sát xung quanh không chỉ để học hỏi về công việc mà còn học hỏi về tổng thể công ty như cách làm việc, những kiểu khách hàng nào là thường xuyên hay cách mọi người giao tiếp. Điều này dần dần giúp bạn trở thành một phần trong công ty và tạo cảm giác thoải mái khi làm việc.

Nếu bạn vẫn quyết định ra đi…

Nếu bạn vẫn còn muốn ra đi bởi vì bạn thấy công việc thực sự như ác mông với bạn và bạn sẽ không thể quen được dù có thời gian. Tuy nhiên bạn cần lưu ý những điều sau trước khi đưa ra quyết định chính thức đó là bạn đã hiểu toàn bộ sự việc dẫn đến hậu quả này chưa? Sự ra đi này không phải là bạn đang đánh mất một cơ hội mà là bạn đang chuẩn bị lấy một cơ hội khác? Bạn nên biết rằng mỗi cơ hội chỉ đến khi chúng ta nỗ lực và cố gắng hết sức bởi vậy bạn nên trân trọng và xem xét cẩn thận.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay