Làm gì khi đồng nghiệp bạn là người khó tính
Lượt xem: 15,120
Công việc sẽ thật tuyệt vời nếu bạn không phải thường xuyên đối mặt với mọi người.
Có lẽ là hơi cường điệu quá nhưng chắc hẳn trước đây chúng ta đều từng nghe về điều này. Tại sao điều đó lại đúng với nhiều người như vậy? Rõ ràng là vì con người thường gặp phải những thách thức trong công việc. Hầu như mọi khách hàng của tôi qua các năm đều gặp rắc rối trong việc xử trí với những người khó tính. Không thể phủ nhận một sự thực là điều này xảy ra trong cuộc sống thường nhật, không lúc này thì lúc khác. Có khi rắn rối đó diễn ra khi gặp phải một khách hàng, hay người đồng sự khó tính. Có khi lại với người chúng ta phải báo cáo công việc hoặc chính nhân viên của chúng ta. Và có khi họ chỉ đơn giản là những người ta tình cờ cần liên hệ như cô thư kí cửa hàng. Dù họ là ai, họ đều khiến chúng ta phải băn khoăn, hoài nghi, lo ngại, thậm chí tức giận và có thể biến chúng ta giống họ - một kẻ khó chịu.
Cách tốt nhất khi phải đối mặt với những người này là tránh họ ra – càng xa càng tốt. Tuy nhiên thường chúng ta không thể làm điều đó. Đơn giản là ta phải đối mặt với họ. Hầu hết mọi người đều cho rằng, khi gặp phải tình huống này chúng ta có ba lựa chọn: một là cố gắng thay đổi bản thân; hai là cố gắng thay đổi người khác, và ba là cố gắng chịu đựng hoàn cảnh – mà cơ bản là chịu đựng người kia. Dưới đây là là 4 gợi ý cách xử trí trong tình huống này, và cách thứ 4 có lẽ là cách hiệu quả nhất:
1. Cố gắng thay đổi bản thân
Đầu tiên bạn sẽ tự hỏi “Sao mình lại là người phải thay đổi?” Thường thì bạn sẽ tự mình tìm ra được lý lẽ hợp lý. Sẽ chẳng có vấn đề gì với điều bạn nói và làm nếu đó không phải là người tính tình khó chịu. Và chúng ta sẽ không phải là chất xúc tác dẫn đến cách cư xử khó chịu đấy của họ. Tuy nhiên, đôi khi điều đó lại xảy ra. Khi gặp phải một người khó tính, bạn thường có cảm giác tự vệ, lo lắng và tức giận. Bạn thường xem xét lại hành vi của mình bởi tại sao họ lại có lời nói, hành động khó chịu như vậy với bạn. Nhưng thường thì bạn không tìm ra câu trả lời. Chúng ta không thể thấy cái chúng ta không thể thấy. Làm sao chúng ta biết được là cách cư xử của mình chính có là nguyên nhân dẫn đến sự khó chịu của người kia?
2. Cố gắng thay đổi người khác
Ở lựa chọn đầu tiên, bạn đã tự hỏi mình rằng “Tại sao bạn lại là người phải thay đổi?”. Phản ứng này cho thấy bạn đang biện minh cho mình “Tôi chẳng làm gì sai!”. Thử đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi bạn cố gắng thay đổi người kia. Và họ cũng có phản ứng giống bạn: “Tôi chẳng làm gì sai cả!” Ai cũng biện minh cho bản thân và hành động của mình. Không ai muốn là kẻ độc đoán và phi lý cả. Chúng ta luôn có lý do cho những gì chúng ta làm. Nỗ lực thay đổi người khác thường chẳng mấy khi phát huy tác dụng. Không ai chịu thay đổi bất cứ điều gì về bản thân cho đến khi hoặc nếu họ không tự nguyện làm điều đó.
3. Quyết định chịu đựng người này
“Hãy chịu đựng điều đó!”. Bản chất của hành động này là chúng ta tránh sự căng thẳng trực tiếp với những người khó tính kia. Nhưng thực tế, hành động này sẽ hạn chế sự giao tiếp, thay vào đó là một bức tường vô hình dựng lên giữa bạn và họ. Thậm chí nhìn xa hơn thì điều này sẽ gây ra những hậu quả tồi tệ. Hãy thử xem điều này ảnh hưởng thế nào đến bạn, người kia và đội của bạn:
Đối với bạn: Bạn quyết định chịu đựng người đó và dốc toàn sức lực đối phó với tình thế khó khăn này. Trong khi nhẽ ra công việc sẽ hiệu quả và tiến triển nhanh hơn, và bạn có thể hào hứng, thoải mái thực hiện phần việc của mình thay vì cảm giác khó chịu thường trực. Quyết định chịu đựng người đó, nhưng bạn không thể phớt lờ nó đi được. Sự khó chịu sẽ khiến bạn tốn nhiều sức lực bởi bạn biết đấy, thái độ lạc quan có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công việc bạn làm. Và rất có thể sự chịu đựng ấy cũng sẽ biến bạn thành kẻ khó chịu.
Đối với người kia: Ai bắt đầu công việc cũng đều muốn mình làm tốt, chẳng ai muốn nó tồi tệ cả. Bởi vậy chúng ta thường khởi đầu bằng sự lạc quan và sự say mê. Tuy nhiên, sự tự mãn, không còn hứng thú với công việc cũng thường diễn ra ở một giai đoạn nào đó trong sự nghiệp. Có thể là do công việc ấy không còn có ý nghĩa với bạn. Một trong những khám phá vĩ đại về cuộc sống này rất đơn giản là vì bạn làm tốt việc đó không có nghĩa bạn làm với sự thích thú, say mê. Thậm chí khi ta làm rất tốt công việc của mình nhưng chưa chắc ta đã thấy hứng thú với nó. Và vì thế công việc sẽ không bao giờ được hoàn tất hoàn hảo.
Đối với đội của bạn: một người quản lý phải chịu đựng một nhân viên khó tính, anh ta sẽ tránh để hai người phải căng thẳng. Nhưng khi có chuyện gì đó xảy ra, họ buộc phải xử lý và đối mặt với nhau. Và người quản lý thực sự rất ngạc nhiên khi có rất nhiều nhân viên của mình kêu ca rằng “không hiểu tại sao bạn giữ người đó lâu vậy?” Đừng bao giờ nghĩ rằng những nhân viên khó chịu kia chỉ làm phiền mỗi bạn. Khi bạn nỗ lực chịu đựng người đó - cả ekip làm việc của bạn cũng phải chịu đựng anh ta. Thêm vào đó, bạn hãy tự hỏi mình rằng: “Là một người lãnh đạo, điều đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến bạn và sự vận hành công việc của đội bạn?”. Về lâu dài, chịu đựng một người khó chịu như vậy sẽ chẳng đem lại hiệu quả gì.
4. Hãy tìm hiểu động cơ gì khiến họ khó chịu như vậy
Đây là cách xử trí tốt nhất trong trường hợp này! Bạn là người lãnh đạo đội của mình, bạn phải là người biết cách giao tiếp hiệu quả với nhân viên. Điều đó sẽ thực sự có ý nghĩa, tốt cho các đồng nghiệp và công việc sẽ hiệu quả hơn.
Giải pháp là bạn hãy dành thời gian để hiểu hơn về người nhân viên đó, điều gì đã khiến họ khó chịu như vậy với các đồng nghiệp và trong công việc. Nếu bạn hiểu được ngọn nguồn của sự việc, bạn sẽ có thể giúp họ thay đổi cách họ nghĩ về mọi việc hoặc giúp họ hoàn thành các công việc thực sự phù hợp với họ. Giải pháp ở đây là hãy giúp họ phát huy tài năng và được làm điều họ thực sự mong muốn.
Vậy làm thế nào để bạn – người lãnh đạo hiểu được nguyên nhân của hành động khó chịu đó? Hãy hỏi! Hỏi nhân viên đó là tại sao họ hành động như vậy. Nếu họ trả lời bạn quanh co hoặc không đúng, bạn cần tiếp tục hỏi để nắm được điều cốt lõi của vấn đề như vậy bạn mới có thể giúp họ thay đổi. Sẽ thực sự hiệu quả nếu bạn thể sự giúp đỡ một cách chân thành. Họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn bởi có người dành thời gian lắng nghe họ thay vì nhìn họ đầy e ngại, cùng họ đưa ra giải pháp để thay đổi hoàn cảnh chứ không phải chịu đựng bức tường nặng nề ngăn cách họ và các đồng nghiệp. Là một người lãnh đạo, bạn cần có khả năng tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống.
Tác giả: Michael Beck, Chủ tịch Hãng “Sự lãnh đạo phi thường” - công ty đào tạo và phát triển các vị trí lãnh đạo chất lượng cao.