Làm gì khi đồng nghiệp mâu thuẫn.
Lượt xem: 20,154
Khi đồng nghiệp mâu thuẫn và bạn là người ở giữa, bạn sẽ can thiệp hay để họ tự giải quyết với nhau? Đánh giá khách quan
Nếu cả hai đồng nghiệp đều được coi là chín chắn và bạn không có liên quan đến chuyện xích mích của họ, bạn cũng không phải là cấp trên thì cách tốt nhất là bạn chỉ nên đứng ra hòa giải khi thấy mọi chuyện có vẻ trầm trọng. Không nên can thiệp quá sâu nhưng thờ ơ với mâu thuẫn của đồng nghiệp cũng không phải là cách hay.
Sự tham gia của bạn sẽ là có ích hay cản trở?
Trước khi can thiệp, hãy suy nghĩ kỹ xem hành động hòa giải của bạn sẽ giúp họ hóa giải mâu thuẫn hay "đổ thêm dầu vào lửa". Nếu vấn đề quá nhạy cảm hoặc quá riêng tư thì tốt hơn là im lặng. Nếu bạn rất thân với 1 trong 2 người, bạn chỉ nên khuyên nhủ riêng người ấy thôi. Nếu thường ngày bạn vẫn dành được sự kính trọng của cả hai người thì bạn xứng đáng là một nhà hòa giải công minh.
Sắp xếp một buổi gặp hòa giải
Bạn có thể mời hai người đến một địa điểm chung nhưng ít người qua lại như ban công cơ quan, góc cà phê kín đáo. Những người đang cãi nhau thường có sự nóng nảy, thiếu kìm chế. Một nơi ít người qua sẽ tiện cho họ "thể hiện" hơn.
Đưa ra những quy tắc căn bản
Nói rõ với hai người vai trò của bạn. Quy định với mọi người rằng không ai cần phải thuyết phục bạn rằng họ đúng, không biến cuộc hòa giải thành cuộc cãi vã. Mỗi người lần lượt trình bày ý kiến của mình và không ai được ngắt lời khi người kia đang lên tiếng. Đây là cách giao tiếp mang tính xây dựng ai cũng phải học cách kiềm chế và tôn trọng quá trình nói chuyện. Điều quan trọng là vấn đề trước mắt chứ không phải chuyện quá khứ.
Công bằng
Tỏ ra lắng nghe những điều đồng nghiệp nói. Tránh sự phân xử theo tình cảm.
Tìm ra giải pháp được lòng cả hai
Tất cả mọi việc bạn làm là đưa ra hướng giải quyết chứ không phải đi đến lời buộc tội xem ai đúng ai sai. Hãy cùng những người trong cuộc đưa ra một thỏa thuận chung.
Biết dừng đúng thời điểm
Khi sự can thiệp của bạn đã vượt ra ngoài tầm tay và cả hai không còn giữ được bình tĩnh, bạn nên cho họ thời gian thư giãn và bình tĩnh lại.
Đưa vấn đề lên cấp trên
Khi vấn đề đã trở nên nghiêm trọng thì cần tổ chức một buổi họp có sự tham gia của cấp trên và các bên liên quan. Để chắc chắn rằng bạn không phải là một người hay phàn nàn bạn nên trình bày với cấp trên mâu thuẫn giữa hai đồng nghiệp này đang không có lối thoát và tác động đến tinh thần của cả hai. Tất nhiên sếp cũng không muốn phải lo lắng quá nhiều về chuyện nhân tình thế thái nơi công sở, vì vậy bạn nên giải thích rằng mình đang cố gắng giải quyết vấn đề và cần có thêm những gợi ý từ sếp.
Giữ kín chuyện nếu cần thiết
Nếu bạn hòa giải thành công, có cần thiết phải nói lại với sếp hay bất kỳ ai khác về mối mâu thuẫn này không nhỉ?
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Vietnamwork tuyển dụng | Tuyển dụng Điện máy xanh | F88 tuyển dụng | việc làm lao đông phổ thông đà nẵng | việc làm phổ thông tại trà vinh | việc làm lương liền | tìm việc làm ở ngọc lâm | tìm việc giao hàng tphcm