Làm gì khi đồng nghiệp quá khó tính?

Lượt xem: 16,247

Hãy là người dung hòa các mối quan hệ trong công sở một cách tốt nhất

Không phải lúc nào bạn cũng may mắn được làm việc với những người tốt, luôn hỗ trợ bạn. Bạn sẽ làm gì khi gặp các đồng nghiệp không mấy thiện cảm? Dù họ là ai, họ đều khiến chúng ta phải băn khoăn, hoài nghi, lo ngại, thậm chí tức giận và có thể biến chúng ta giống họ - một kẻ khó chịu.

Lâm và một đồng nghiệp nữ cùng phòng được giao cùng nhau phụ trách một dự án. Nghĩ rằng được hợp tác với một người dù ít tuổi hơn mình nhưng rất có năng lực, Lâm đã mừng thầm trong bụng. Tuy nhiên, trái ngược với những gì Lâm nghĩ, Mai (tên nữ đồng nghiệp) lại là một người hay than vãn. Hễ có việc gì Lâm làm chưa cẩn thận hoặc sai sót chút xíu là y như rằng anh bị đồng nghiệp chì chiếc, trách móc mãi tới tận mấy ngày chưa hết. Không dừng lại ở đó, mỗi lần phân chia kế hoạch, Mai đều cho rằng mình phải nhận những phần việc nặng nhọc, khó khăn hơn Lâm nhiều rồi cứ thế than thở, cho rằng cô bị áp đặt, bị xem thường đến mức Lâm phát bực, nhận thêm phần về mình cho đỡ đau đầu.

Nhiều lần như vậy, Lâm cảm thấy bản thân mình bị dồn vào thế bí. Đôi lúc anh như muốn quát ầm lên để trị cho cô ta một trận nhưng để giữ hòa khí, Lâm lại thôi. Cứ thế, Mai lại được dịp lên mặt, tiếp tục cái điệp khúc ca thán. Tiến độ dự án bị chậm lại, hai người không tìm được tiếng nói chung, Lâm khổ sở vì người đồng nghiệp lắm điều của mình mà không biết phải xử lý thế nào.

Xuân lớn tuổi hơn hẳn các đồng nghiệp trong phòng, kể cả cấp trên của cô nên không biết từ bao giờ, Xuân tự cho mình quyền phán xét, bình luận và đưa ra yêu cầu đối với người khác. Mọi người trong phòng cũng phải tập làm quen dần với cái tính nhỏ nhặt đến từng chi tiết của Xuân mặc dù nhiều lúc họ cảm thấy rất khó chịu, bực mình, thậm chí chỉ muốn bỏ hẳn sang phòng khác làm cho đỡ phải nghe những lời khó lọt tai, những thái độ bất hợp tác từ phía Xuân. Có lần một đồng nghiệp đàn em nhờ Xuân lấy hộ tập hồ sơ đang ở gần cô. Mọi việc sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như Xuân quay sang hạnh họe người này ít tuổi mà có thái độ vô lễ với đàn chị, trách cứ họ sao không sang tận nơi lấy, rồi cho làm việc ở công sở là phải có nguyên tắc, có trên có dưới... và một lô một lốc những câu nói thực sự khiến người nghe cảm thấy chuyện bé đã xé ra to hẳn. Đang bận, lại phải hoàn thành gấp, đồng nghiệp cũng chẳng thèm đôi co với Xuân nữa mà đến tận nơi lấy rồi tự hứa với mình là lần sau cấm có nhờ vả một người kĩ tính như cô.

Đồng nghiệp cũ trong phòng còn vậy, với những người mới được nhận vào thì Xuân còn khiến họ khổ sở hơn. Cô giao cho họ một hàng dài những quy định "bất thành văn" khi làm việc trong văn phòng, người càng ngồi gần cô thì càng có thêm nhiều quy tắc, cô bảo họ làm thế này, làm thế kia, cô dò xét từng lời ăn tiếng nói, cách đi đứng của họ. Nhiều người không thể chịu đựng được thái độ đó của Xuân nên cố nói khó với trưởng phòng cho Xuân ngồi cách ly một góc cho anh em đỡ ... phân tâm và ảnh hưởng đến công việc.

Cách tốt nhất khi phải đối mặt với những đồng nghiệp kiểu này là tránh họ ra – càng xa càng tốt. Tuy nhiên thường chúng ta không thể làm điều đó. Đơn giản là ta phải đối mặt với họ. Hầu hết mọi người đều cho rằng, khi gặp phải tình huống này chúng ta có ba lựa chọn: một là cố gắng thay đổi bản thân; hai là cố gắng thay đổi người khác, và ba là cố gắng chịu đựng hoàn cảnh – mà cơ bản là chịu đựng người kia.

Tuy nhiên, còn có một cách xử lý thông minh hơn trong trường hợp này là cần phải giao tiếp tốt hơn, hiệu quả hơn với người đồng nghiệp đó. Bạn cần dành thời gian để hiểu rõ hơn về đồng nghiệp của mình, tìm hiểu xem điều gì khiến họ trở nên khó tính như vậy. Nếu bạn hiểu được ngọn nguồn của sự việc, bạn sẽ có thể giúp họ thay đổi cách họ nghĩ về mọi việc hoặc giúp họ hoàn thành các công việc thực sự phù hợp với họ. Giải pháp ở đây là hãy giúp họ phát huy tài năng và được làm điều họ thực sự mong muốn. Bằng cách thay đổi thái độ và tiếp cận với những người khó tính, bạn sẽ có được sự thông cảm, xây dựng tốt các mối quan hệ và cảm nhận mọi thứ tốt hơn.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay