Làm gì khi năng lực chuyên môn không phù hợp với công việc?
Lượt xem: 26,219Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Bạn là người đang tìm việc làm? Nếu bạn có những năng lực chuyên môn phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng thì quá tốt rồi, còn nếu bạn không có những năng lực mà nhà tuyển dụng đòi hỏi thì bạn phải làm sao? Không lẽ bạn bỏ ngõ trôi xuôi?
Hãy nhạy bén và linh hoạt trong quá trình tìm kiếm việc làm, chúng tôi khuyến khích các bạn hãy nộp đơn vô bất kì vị trí nào mà bạn mong muốn vì biết đâu chừng bạn có được những điều trên cả mong đợi thì sao!
Bạn hãy xem xét trường hợp sau đây: bạn nộp hồ sơ tuyển dụng cho cả hai vị trí mà bạn yêu thích trong cùng một thời điểm, một trong hai vị trí đó rất phù hợp với những khả năng chuyên môn mà bạn có và vị trí còn lại dĩ nhiên là không.
Sau khi nộp cả hai bộ hồ sơ cho nhà tuyển dụng thì bạn nhận được thư mời phỏng vấn cho vị trí mà bạn nghĩ rằng bạn khó lòng có được, trong khi đó vị trí mà bạn nghĩ là mình có đầy đủ năng lực để thực hiện thì chờ hoài mà chẳng thấy ai kêu! Đây thực sự là một tình huống rất phổ biến đối với những người đang tìm việc làm, điều này khuyên chúng ta rằng hãy mạnh dạn nộp đơn cho bất kì vị trí nào mình mong muốn.
Nhiều người luôn nghĩ rằng họ không có những kỹ năng kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng mong đợi, nhưng thực sự là họ có những kỹ năng như vậy mà không hề hay biết. Trước khi quyết định xem liệu bạn có được những kỹ năng kinh nghiệm như những gì mà nhà tuyển dụng mong đợi nơi bạn hay không thì bạn hãy xem xét lại quá trình làm việc của mình từ trước đến nay, đôi khi những công việc trong quá khứ đã hình thành nên những kỹ năng mà bạn không nghĩ là mình có, những công việc mà bạn đã từng làm trước đây ít nhiều cũng cung cấp cho bạn một số kinh nghiệm sống. Đó mới thật sự là những điều nên có trong hồ sơ xin việc của bạn.
Ví dụ như nhà tuyển nơi bạn đang ứng tuyển đang cần một nhân viên có kinh nghiệm bán lẻ, còn bạn thì trước đây chưa từng làm một công việc nào giống như là “buôn bán” cả. Điều này cũng chưa hẳn là bạn hòan tòan không thể làm công việc “bán lẻ” này được! bời vì bạn có thể học hỏi kinh nghiệm “buôn bán” ấy từ một người nào đó mà có chuyên môn trong lĩnh vực này.
Cách tốt nhất là hãy tìm hiểu xem công việc này đòi hỏi ở bạn những kỹ năng nào, những phẩm chất nào, sau đó hãy nghĩ về những kinh nghiệm mà bạn từng làm trước đây, cố liên kết và so sánh xem những kỹ năng trước đây và những yêu cầu trong công việc hiện tại có mối tương quan nào hay không? Cố gắng chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng những kiến thức mà bạn học được cũng như những kinh nghiệm trước đây bạn từng trải có thể sẽ rất phù hợp với yêu cầu của họ.
Kỹ năng của một nhân viên kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực buôn bán có thể là những kỹ năng giao tiếp. Có thể bạn không nghĩ rằng mình có những kỹ năng giao tiếp, nhưng nếu nghĩ về những công việc trước đây mà bạn đã từng làm thì ít nhiều ai cũng đều phải trải qua những cuộc trao đổi và nói chuyện với các đối tác dù là trong bất kì lĩnh vực nào và với bất kì ai.
Hãy tập trung vào những công việc mà bạn từng thực hiện với một nhóm nào đó, những lần bạn trình bày trước lớp hay một hội đồng giám khảo v.v…tất cả những điều đó đều đòi hỏi bạn phải có kỹ năng giao tiếp và hãy liệt kê những kinh nghiệm đó vào đơn xin việc để chứng minh rằng bạn cũng là người có khả năng giao tiếp tốt. Nếu suy nghĩ thật cẩn thận về quá trình làm việc của mình trong quá khứ bạn sẽ nhận ra rằng mình luôn có những kỹ năng mà từ trước đến giờ bạn không hề biết.
Nếu có nhiều điều thắc mắc, bạn vẫn có thể tham khảo từ một số trang Web thông dụng sau để tìm cho mình những giải pháp hữu hiệu nhất: http://kiemviec.com/, http://hrvietnam.com/,http://vieclam.tuoitre.com.vn/,http://vieclam.thanhnien.com.vn/
Đừng để cơ hội trôi qua rồi mới thấy hối tiếc, cuộc sống có rất nhiều điều bất ngờ và chúng ta luôn là một phần của cuộc sống.