Làm gì khi xin thôi việc

Lượt xem: 20,434

Ngày mà bạn mong đợi cuối cùng cũng đã đến- Bạn có thể từ bỏ công việc mình ghét cay ghét đắng. Dù bạn có không ưa cấp trên của mình hay công việc, bạn thường dễ bị cuốn vào những hành động kỳ quặc khi xin thôi việc như: Phê phán sự kém cỏi của cấp trên và nói toạc ra các lỗi lầm của đồng nghiệp. Sau khi đã xới tung lên mọi thứ, bạn bước ra khỏi cửa công ty, phải không?

Làm gì khi xin thôi việc

Chúng tôi xin được phép nói rằng các hành động của bạn là hoàn toàn sai lầm. Theo ý kiến của một giám đốc chương trình phát thanh đồng thời là tác giả của quyển sách “ Làm gì khi xin thôi việc”, cho biết cách hành xử khi thôi việc sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sự nghiệp của bạn. Đừng nóng giận. Đừng trả đũa. Hãy bước ra ngoài công ty và thể hiện phẩm chất "đàng hoàng" của bạn.

Hãy nghĩ về tương lai

Có một câu nói đã khuyên chúng ta: Đừng thiêu rụi các cây cầu. Khi lên án cấp trên và đồng nghiệp, có thể bạn cảm thấy thõa mãn ngay giờ phút ấy, tuy nhiên một khi đã nói những lời không hay, bạn sẽ chẳng còn cơ hội để quay về và họ sẽ luôn nhớ như in về bạn. Bạn sẽ cần đến họ như những người làm chứng khi nộp đơn cho công việc mới. Đừng bao giờ thể hiện sự giận dữ của bạn, đây là điều chẳng khôn ngoan chút nào.

Suy nghĩ chính đáng

Nghỉ việc có thể là một kinh nghiệm về mặt tình cảm với cả bạn và ông chủ của mình. Khi bạn thông báo nghỉ việc với sếp, điều này có nghĩa là chính bạn đang sa thải ông ta. Ông ta có thể cảm thấy sốc, giận dữ hay đề phòng. Ông ta buộc phải giải thích cho giám đốc biết vì sao bạn quyết định nghỉ việc. Đừng dính vào các vấn đề tình cảm với ông chủ của bạn. Các căng thẳng có thể lên cao, tuy nhiên hãy luôn kiểm soát bản thân và cư xử chính đáng. Bạn đã trả được “món nợ” ấy khi thôi việc rồi đấy. Sếp của bạn bây giờ phải tìm một người mới, huấn luyện và chờ đợi một thời gian dài để đạt được năng suất làm việc như trước. Bạn đã điểm trúng huyệt của sếp.

Dự tính mọi chuyện

Hãy viết một bức thư từ chức thật ngắn gọn và nêu rõ thời gian nghỉ việc có hiệu lực của bạn. Đừng gửi nó bằng e-mail. Hãy đi đến bộ phận liên quan và trao tận tay cho người có trách nhiệm. Sau khi đưa đơn từ chức, bạn thường được yêu cầu dọn dẹp mọi thứ trên bàn làm việc. Vì thế, hãy thu nhặt tất cả các thứ như: địa chỉ e-mail, danh thiếp khách hàng, nhân viên, giám sát, thông tin về các dự án… một tuần trước đó. Một khi bạn đã bước khỏi nơi này, bạn không còn quyền sử dụng chúng nữa.

Suy nghĩ khách quan

Nếu công việc đã qua của bạn thật sự là một kinh nghiệm đáng sợ, bạn cũng hãy cố gắng quên nó đi. Sẽ chẳng tốt đẹp hay ích lợi gì khi mang theo quá khứ nặng nề vào công việc mới. Ông chủ và các đồng nghiệp mới chắc chắn không muốn nghe những lời phàn nàn về công việc cũ. Khi nói xấu về người khác thì mình cũng không tốt đẹp gì. Dù sao đi nữa, bạn cũng đã có lý do để vui lên: bạn có được công việc mới, thôi việc một cách đường đường chính chính và đang tiến đến một tương lai tốt đẹp hơn.

Bài viết khác

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay