Làm gì trong ngày đầu tiên đi làm?
Lượt xem: 206,748
Trong ngày đầu tiên đi làm ở công ty mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để một ngày làm việc “suôn sẻ” và tạo ấn tượng tốt với đồng nghiệp hãy chuẩn bị tinh thần tốt nhất. Thế nên bạn cần làm gì và không nên làm gì trong ngày đầu tiên đi làm? Sau đây là một số bí quyết mà các nhân viên văn phòng cần chú ý.
Ngày đầu tiên đi làm rất quan trọng cho nhân viên mới
Mỗi môi trường làm việc đều khác nhau, ở công ty mới bạn sẽ gặp gỡ những đồng nghiệp mới, sếp mới và một loạt trách nhiệm mới. Nên ngày đầu tiên đi làm ở công ty mới sẽ có thể rất thú vị đi kèm căng thẳng cho dù bạn là thực tập sinh hay người có kinh nghiệm.
Hầu hết các nhân viên mới sẽ có rất nhiều câu hỏi như “ngày đầu tiên đi làm nên nói gì?”, “mặc gì đi làm?”, “nên chuẩn bị gì cho ngày đầu làm việc?”,”xử sự với đồng nghiệp khi mới đi làm như thế nào?”,...
Theo Helen Hayes đã từng nói “The expert in anything was once a beginner” - “Bất kỳ một chuyên gia trong lĩnh vực gì cũng từng là người bắt đầu”. Vì thế đừng để bất kì rào cản tâm lý nào ảnh hưởng đến năng suất làm việc cũng như niềm đam mê của chính mình. Hãy để CareerViet giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho ngày “on board” với những điều nên và không nên làm khi trở thành nhân viên mới nhé!
Ngày đầu đi làm luôn là một thử thách cho nhân viên mới (Nguồn: Internet)
Ngày đầu tiên đi làm NÊN làm gì?
10 bí quyết để ngày đầu đi làm suôn sẻ (Nguồn: Internet)
Đi làm đúng giờ
Trong ngày đầu tiên đi làm, bạn nên dậy sớm và đến nơi sớm hơn 15-30 phút để có đủ thời gian tìm đúng địa điểm. Khoảng thời gian trên sẽ đủ để bạn chỉnh trang và cũng như dự phòng cho các trường hợp xấu trong quảng đường đến công ty.
Một cách để bạn đi làm đúng giờ là bạn nên điều chỉnh lịch ngủ ít nhất 1 tuần. Giấc ngủ hoàn hảo thường kéo dài từ bảy đến tám tiếng mỗi đêm. Bạn cũng đừng quên chuẩn bị tất cả đồ đạc để đi làm từ tối hôm trước như laptop, sổ, tài liệu, hồ sơ,... và tìm hiểu các tuyến đường đến công ty.
Ngày đầu tiên đi làm nên mặc gì?
Mặc thế nào trong ngày đầu tiên đi làm còn phụ thuộc vào ngành nghề và quy định theo từng công ty. Để không còn bỡ ngỡ trong buổi nhận việc, bạn nên hỏi trực tiếp người thông báo ứng tuyển hay trong email nhận việc về đồng phục. Nếu công ty không quy định về trang phục, nhân viên nên tìm hiểu về màu sắc chủ đạo hay phong cách ăn vận của người phỏng vấn trong lần gặp đầu tiên.
Chẳng hạn như, nếu bạn trúng tuyển vị trí nhân sự, kế toán,... cần tác phong chỉn chu, thanh lịch với một chiếc áo sơ mi, quần/chân váy đen. Với các bạn là designer, content writer làm việc trong môi trường agency thì hãy chọn trang phục kín đáo, màu sắc nhẹ nhàng. Sau ngày làm đầu nhận việc, bạn có thể điều chỉnh phong cách ăn mặc phù hợp hơn.
Lựa chọn trang phục cho ngày đi làm đầu tiên rất quan trọng (Nguồn: Internet)
Nghiên cứu thông tin doanh nghiệp và hướng dẫn nhận việc
Trước khi chính thức đi làm ở công ty mới, bạn hãy dành thời gian tìm hiểu sơ lược thông tin về công ty qua website, báo chí, mạng xã hội,... Ngoài những thông tin trên, nhân viên mới nên nắm sơ đồ của tổ chức, cấp trên trực tiếp và các nhân sự của phòng ban.
Các đồng nghiệp sẽ đánh giá cao khi bạn sẵn sàng bước vào “workplace” (không gian làm việc). Dưới đây là một số công cụ quản lý công việc hiệu quả mà các doanh nghiệp thường dùng (đặc biệt là các công ty áp dụng work from home)
- Giao tiếp: Gmail, Microsoft Teams, Slack, Zoom
- Quản lý dự án : Asana
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: Ahrefs, Google Analytics, SEMrush
- Theo dõi thời gian: TimeDoctor, Everhour, TaskBill.io
- Quản lý quan hệ khách hàng: Salesforce, MuleSoft, Zoho CRM
- Sao lưu đám mây: DropBox, Jira Cloud, BetterCloud, Google Drive
- Lập kế hoạch: HourStack, Google Calendar
- Phân tích dữ liệu và tài liệu: Microsoft Excel, Google Sheets, Databox
Mỗi công ty sẽ có quy trình nhận việc khác nhau, vì vậy bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nhận việc: sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe,... Đồng thời, người lao động không nên bỏ qua việc kiểm tra kỹ hợp đồng lao động có những nội dung gì, phụ lục hợp đồng, cam kết hay các loại giấy tờ khác.
Giới thiệu bản thân ngày đầu đi làm
Có một công việc ưng ý là một cột mốc đáng nhớ. Nhưng để tạo ấn tượng tốt với mọi người thì bạn cần chuẩn bị lời chào hỏi và giới thiệu bản thân một cách độc đáo và mượt mà nhất. Bạn nên thực hành bài elevator pitch mỗi ngày đến khi tự tin nhất.
Mục tiêu của việc này là để giải thích bạn là ai, bạn sẽ làm những gì và mục tiêu sắp tới. Vì đây là phần giới thiệu, bạn nên kết thúc bài thuyết trình của mình bằng cách tương tác với người nghe. Bằng cách đó, phần chào hỏi trở thành một cuộc trò chuyện hai chiều và cũng cho đồng nghiệp cơ hội để giới thiệu bản thân. Ngoài ra, bạn không nên bỏ qua lý do xin nghỉ việc ở công ty cũ phòng trường hợp bạn được hỏi.
Ngày đầu tiên đi làm nên nói gì, hỏi gì?
Là một nhân viên mới, bạn đừng ngần ngại đặt câu hỏi kể cả trong và ngoài thời gian training. Để có một ngày làm việc hiệu quả và tối ưu, bạn chuẩn bị sẵn các câu hỏi bằng cách viết ra giấy hoặc “note” trong điện thoại kể từ ngày nhận thư mời làm việc.
Một số câu hỏi bạn có thể đặt cho bộ phận nhân sự hoặc các thành viên trong nhóm bao gồm:
- “Tôi phải báo cáo với ai? Sơ đồ tổ chức như thế nào?”
- “Hiệu suất của tôi sẽ được đánh giá như thế nào? Tần suất chúng tôi thực hiện đánh giá hiệu suất?”
- “Tôi chịu trách nhiệm đưa ra những quyết định gì? Công ty có những chính sách ra quyết định nào (nếu có)? Các bên liên quan chính với tôi là ai?”
- “Team dynamics” Động lực nhóm hiện tại là gì? Chúng ta thường làm việc với những đội ngũ nào nhất?
Ghi sẵn những câu hỏi từ ngày nhận được thông báo nhận việc (Nguồn: Internet)
Quan sát xung quanh
Bạn có thể nhận được tài liệu đào tạo trong tuần đầu tiên đi làm để biết cách thực hiện công việc. Nhưng nếu bạn muốn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chỉ cần lắng nghe và quan sát đồng nghiệp và cấp trên. Khi lắng nghe, bạn tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng, nghĩa là bạn có thể dễ dàng áp dụng kiến thức đó hơn.
Đi ăn trưa cùng đồng nghiệp
Tự chuẩn bị bữa trưa sẽ giúp bạn giảm bớt khó khăn trong tình trạng bối rối khi đến giờ ăn trưa. Tuy nhiên, ăn trưa cùng đồng nghiệp sẽ giúp bạn nhanh chóng làm quen và kết nối với mọi người cũng như giải tỏa căng thẳng trong ngày đầu tiên đi làm.
Theo quyển sách Đừng bao giờ đi ăn một mình của tác giả Keith Ferrazzi từng đề cập: “Kết nối là một quá trình liên tục cho và nhận – yêu cầu được giúp đỡ và giúp đỡ người khác. Khi con người giao tiếp với nhau, chia sẻ thời gian và kinh nghiệm cho nhau, mọi người đều hưởng lợi nhiều”. Vì vậy, đừng từ chối lời mời ăn trưa từ cấp trên và đồng nghiệp nhé.
Lan tỏa tinh thần tích cực trong bữa ăn trưa cùng đồng nghiệp (Nguồn: Internet)
Chú ý ngôn ngữ cơ thể
Cách tốt nhất để lại ấn tượng tốt đầu tiên với các thành viên trong nhóm là thể hiện sự quan tâm thực sự đến những gì họ làm và những gì họ nói.
Có nhiều cách để giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp là:
- Nhìn vào mắt họ
- Chú ý và lắng nghe khi họ nói
- Đặt câu hỏi tiếp theo
- Ghi nhớ những điều họ nói với bạn
- Tránh ngáp, rung chân liên tục
Hãy đừng quá áp lực, điều này sẽ khiến gương mặt của bạn thêm căng thẳng và mất kiểm soát trong hành động. Làm việc với năng lượng tích cực và tâm trạng thoải mái sẽ làm tăng hiệu suất làm việc cũng như tính sáng tạo.
Đừng quá áp lực trong buổi đầu tiên đi làm (Nguồn: Internet)
Gửi lời cảm ơn đến mọi người
Ngoài chuẩn bị một tinh thần học hỏi và tiếp thu những kiến thức mới bạn đừng quên bỏ qua lời cảm ơn đến mọi người xung quanh. Mỗi khi nhận được giúp đỡ dù là trong công việc đến những điều nhỏ nhặt nhất thì chắc chắn lời cảm ơn sẽ tạo được thiện cảm sâu sắc trong lòng người đối diện.
Hãy chân thành cảm ơn đồng nghiệp đã giúp đỡ (Nguồn: Internet)
Ngày đầu tiên đi làm nên mua gì?
Lời khuyên cho người mới đi làm là nên chuẩn bị các vật dụng cần thiết nhất:
- Quần áo
- Bút, sổ
- Túi sách
- Công cụ, thiết bị làm việc (nếu cần thiết)
Nếu bạn muốn gửi một chút quà chào mừng đến đồng nghiệp có thể cân nhắc chọn mua một số món như: bánh, kẹo, quà lưu niệm, đãi tiệc,...
Xem ngay: 5 ghi nhớ cho sinh viên ngày đầu đi làm
Ngày đầu tiên đi làm KHÔNG NÊN làm gì?
Bộ 10 điều không nên làm trong ngày đầu tiên tại công ty mới (Nguồn: Internet)
Thái độ thiếu nghiêm túc
Trong quá trình phỏng vấn và tuyển dụng, nhiều công ty đánh giá cao những ứng viên có thái độ cầu tiến và tinh thần học hỏi. Sẽ không ai chấp nhận làm việc với những người lơ là, không tập trung hay thiếu nghiêm túc khi làm việc.
Thể hiện mình quá nhiều
Việc cố gắng thể hiện năng lực của bản thân trong môi trường mới hoàn toàn là việc nên làm. Tuy nhiên, bạn cần tiết chế một chút vì vẫn còn rất nhiều thời gian để thể hiện chính mình. Lời khuyên của chúng tôi là bạn đừng quá vội vàng trong mọi việc vì không phải đồng nghiệp nào cũng cần sự trợ giúp từ bạn.
Bên cạnh đó, hãy làm việc cẩn trọng và tận tình với những công việc được giao dù là nhỏ nhất. CareerViet tin chắc rằng sự tin tưởng của đồng nghiệp ngày càng gia tăng. Họ sẽ cùng hợp tác với bạn trong những nhiệm vụ ở mức độ khó hơn trong tương lai.
Liên tục phán xét, phàn nàn
Một trong những hành động bạn không nên làm trong ngày đầu đi làm là liên tục phán xét và phàn nàn. Cho dù bạn phải tiếp nhận lượng thông tin lớn hay lượng công việc quá nhiều. Nếu bạn vội vàng đánh giá về môi trường làm việc hay đồng nghiệp sẽ khiến tâm trạng thêm tệ hơn hay thậm chí chán nản.
Dù bạn ở vị trí nào cũng không nên phàn nàn quá nhiều (Nguồn: Internet)
Nói nhiều hơn nghe
Ngày đầu tiên đi làm, với vai trò là một nhân viên mới bạn nên vui vẻ và hòa đồng với đồng nghiệp. Mặc khác, bạn cần giữ chừng mực trong lời nói tránh đùa giỡn quá nhiều về đời sống và công việc. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng và nhận định của đồng nghiệp về bạn.
So sánh với công ty cũ
Bởi vì mỗi doanh nghiệp có cách thức hoạt động và quản lý riêng. Hãy thể hiện sự tôn trọng đến doanh nghiệp cũng sự kỹ năng thích nghi bằng việc tránh so sánh hay đề cập quá nhiều về công ty cũ. Đây là một hành động khiến bạn “mất điểm” trong mắt đồng nghiệp cũng như sếp vì dễ làm họ khó chịu.
Làm việc quá sức
Sắp tới bạn có một thời gian để học hỏi và làm việc nên đừng quên chú ý sức khỏe của bản thân. Cố gắng làm việc quá sức trong ngày đầu tiên đi làm sẽ làm bạn mệt mỏi và giảm hiệu suất cho ngày hôm sau.
Hãy chú ý sức khỏe của bản thân trong ngày đầu đi làm (Nguồn: Internet)
Cố gây ấn tượng với tất cả mọi người
Bạn luôn tìm mọi cách tạo ấn tượng tốt trong ngày đầu đi làm nhưng đừng quên chẳng có ai là hoàn hảo cả. Để thật sự hòa nhập trong công ty mới, bạn chẳng nên phải gồng mình tạo cho mình một hình ảnh khác. Hãy thật sự là chính mình, thể hiện lịch thiệp và cá tính của bạn thân để mọi người hiểu đúng về bạn.
Tìm kiếm cơ hội làm việc lương cao tại CareerViet
Trang tuyển dụng CareerViet luôn đi đầu trong việc đổi mới, nắm bắt xu hướng tìm kiếm việc làm trong thời buổi công nghệ số bùng nổ. CareerViet cung cấp dữ liệu và công nghệ để phát triển không gian kết nối nhân tài với các nhà tuyển dụng tiềm năng, hàng đầu hiện nay
Website CareerViet.vn tự hào khi có hơn 2 triệu việc làm đăng tuyển, giúp ứng viên tìm thấy cơ hội việc làm phù hợp thông qua các kênh hỗ trợ miễn phí như:
- CVHay.vn: Công cụ tạo CV online đẹp mắt, chuyên nghiệp
- VietnamSalary.vn: Khảo sát lương với hơn 135.000 mẫu đã được kiểm duyệt
- CareerMap.vn: Lộ trình nghề nghiệp tham khảo dành riêng cho bạn
- VieclamIT.vn: Chuyên trang nghề nghiệp dành riêng cho dân IT
- Top Headhunter: Chuyên trang việc làm đến từ các Headhunter hàng đầu
- Tính lương Gross - net: Công cụ tính lương Gross - net
- Talent Community: Cẩm nang nghề nghiệp đến từ các chuyên gia
Vì vậy, bạn đừng ngần ngại apply ngay CV xin việc của mình tại trang CareerViet.vn. Bạn chắc chắn sẽ tìm thấy công việc lý tưởng với mức lương như kỳ vọng.
Những câu hỏi thường gặp trong ngày đầu tiên đi làm
1. Ngày đầu tiên đi làm cần chuẩn bị những gì?
Ngày đầu làm việc bạn cần chuẩn bị toàn bộ tài liệu cần thiết, đi làm đúng giờ,... Bạn có thể tham khảo chi tiết những việc nên làm vào ngày đầu đi làm qua bài viết trên.
2. Trang phục cho ngày đầu tiên đi làm?
Nếu công ty chưa có thông báo về quy định đồng phục bạn nên chọn quần áo có màu sắc nhã nhặn, tinh tế cũng như phù hợp với ngành nghề hiện tại.
Top những từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất
Tìm việc làm Bắc Ninh | Tìm việc làm Đà Nẵng | Việc Làm Biên phiên dịch | Việc Làm Quản lý nhà hàng