Làm hai nghề: Nên hay không?

Lượt xem: 24,086

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Khi được mời phỏng vấn cho bất kỳ vị trí việc làm nào như việc làm Quảng Ngãi, tuyển dụng Cần Thơ, việc làm Bến Tre,... người lao động cần cảnh giác cho mọi hành vi lừa đảo có thể xảy ra. Cụ thể, ngày 28/10, sau khi được đăng lên mục "Lao động nữ tự giới thiệu" ở báo P.N, Thanh Vân (chúng tôi đổi tên) đã được một "nhà tuyển dụng" gọi điện thoại mời dự phỏng vấn. Điều bất thường là ở chỗ, địa điểm phỏng vấn lại là... một quán cà phê.

Việc một người làm hai nghề tại hai nơi khác nhau đã không còn quá hiếm thời nay. Dưới đây là bản phân tích điểm lợi và hại của vấn đề này, giúp bạn tham khảo trước khi quyết định:

Lợi
Tiền: Đó vẫn thường là lý do lớn nhất khiến mọi người phải làm hai công việc. Các chi phí ngày một gia tăng và đặc biệt với những người có gia đình thì chi tiêu sẽ tốn rất nhiều.

Đảm bảo việc làm: Rất nhiều người hiện nay đang tìm kiếm một công việc làm thêm khác ngoài công việc chính như là một bước dự phòng. Họ lo sợ có thể trong thời buổi kinh tế bất ổn và suy thoái như hiện nay, khi có một công việc khác sẽ đảm bảo cho họ phần nào về cuộc sống nếu công việc hiện tại gặp rủi ro.

Sự tự do: Công việc thứ 2 có thể đem lại những lợi ích về tâm lý cho bạn như là cảm giác không bị trói buộc bởi duy nhất một công ty. Bạn có được tự tin và vui vẻ hơn khi làm việc.

Các kỹ năng mới: Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề liệu có nên nhảy việc không nhưng lại không dám làm liều. Hãy kiếm một công việc bán thời gian để kiểm tra năng lực của bản thân và cũng là cơ hội để cải thiện các kỹ năng còn yếu kém. Từ đó bạn sẽ biết mình đã đến lúc nhảy việc hay nên tiếp tục ở lại và trau dồi thêm kiến thức.

Hại
Thời gian: Bạn đã sẵn sàng dành thêm khoảng 10-20 tiếng mỗi tuần cho công việc thứ hai này không? Người thân hay bạn bè của bạn đã biết và sẵn sàng thông cảm cho bạn khi bạn còn quá ít thời gian cho họ? Hãy cân nhắc kỹ yếu tố này trước khi đi đến quyết định.

Mâu thuẫn về lợi ích: Khi đảm nhận hai nghề bạn sẽ rất dễ bị mập mờ giữa lợi ích hai công việc. Đôi khi đồng nghiệp cạnh tranh sẽ tận dụng cơ hội để khiến bạn gặp rắc rối với sếp.

Thực tế thì hiếm có sếp nào vẫn cảm thấy thoải mái khi biết nhân viên “san sẻ” năng lực cho một công việc nữa. Thậm chí cả khi công ty cho phép bạn có hai nghề thì người quản lý của bạn chưa chắc đã thích điều đó. Điều đó sẽ khiến họ gây khó dễ cho bạn trong công việc chính và có thể cản trở bước thăng tiến của bạn.

Lời khuyên
Nếu bạn đang quan tâm tới vấn đề này thì bạn nên làm theo 3 gợi ý sau:
1. Chọn một ngành nghề không liên quan tới chuyên ngành hiện tại bạn đang làm việc.
2. Kiểm tra lại các chính sách của công ty với phòng nhân sự, đảm bảo việc bạn có hai nghề cùng lúc sẽ không khiến bạn gặp rắc rối gì.
3. Tự lập danh sách những lý do bạn cho là chính đáng nhất khiến bạn cần phải tìm thêm một công việc nữa.

Bài viết khác

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm

Bạn đang ấp ủ ước mơ chinh phục công việc mơ ước? Hãy bắt đầu hành trình bằng cách tạo hồ sơ mới, ấn tượng tại CareerViet.vn! Tham gia Minigame "Tạo tài khoản mới - Nhận quà phơi phới" ngay hôm nay.

Xem thêm

Thành phần gia đình là gì? Hướng dẫn và những lưu ý khi điền thông tin thành phần gia đình vào sơ yếu lý lịch cho đúng. Cùng tìm hiểu nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay