Làm "oshin" cho thế giới ảo

Lượt xem: 13,594

Công việc làm “oshin” trong thế giới ảo cũng mang lại thu nhập khá khá. Mỗi ngày cũng làm 8 tiếng, thu nhập của họ trung bình từ 1,2 triệu đến 2 triệu đồng/người/tháng. Riêng giám đốc “công ty oshin” này, mỗi tháng trừ hết chi phí cũng bỏ túi được vài chục triệu đồng…

Long là kỹ thuật viên thiết kế phần mềm, kiêm chủ cửa hàng kinh doanh máy tính. Thế mà anh đã gác bỏ tất cả để đi làm thuê và tuyển người để cùng mình làm thuê. Nơi mà nhóm anh bỏ sức ra cày cục nằm ở một thế giới ảo trong game online Võ lâm truyền kỳ.

Sau khi ký hợp đồng luyện level, chăm sóc cho nhân vật thuộc môn phái Thiếu Lâm có tên Đạt ma lão tổ trong game Võ lâm truyền kỳ cho ông H., nhóm của Long còn được giao thêm một nhiệm vụ: “sắm sửa” thoải mái, trang bị cho nhân vật trong khoảng 1 tỉ.

Công việc làm thuê của nhóm Long trong thế giới ảo, gọi đúng tên là làm oshin để phục vụ những con người ảo trong game nhằm thoả mãn nhu cầu giải trí, tham vọng có được những nhân vật cực mạnh trong game của những người sở hữu các nhân vật này.

14 chiếc máy tính trong nhóm làm thuê của Long online 24/24. Hơn 20 người là những game thủ lão luyện và chuyên nghiệp cũng chia làm 3 ca để trực chơi thuê 24/24. M. thì đang cầm con Võ Đang của ông X. để luyện sao cho trong vòng 2 tuần max được chiêu kiếm “Thiên địa vô cực” - một trong hai chiêu thức thượng thừa của các nhân vật đi theo môn phái này trong game Võ lâm truyền kỳ.

Q. thì đang “cày” con Nga Mi của bà Y. để chỉ trong một tuần lên được cấp 120, Long thì như đã nói ở trên, đang lùng săn những món đồ thật xịn để trang bị cho con Đạt ma lão tổ... và anh đã chi được 1/2 ngân sách trong chỉ tiêu được giao để sắm sửa cho nhân vật này.

Một số người khác thì đang cầm những nhân vật do họ tạo ra để đi “săn” đồ về cung cấp cho yêu cầu của khách tạo thêm thu nhập cho công ty. Có những sợi dây chuyền, những chiếc nón, hay vũ khí... giá của chúng lên tới vài ngàn USD.

Một số game thủ khác là những người am hiểu thị trường. Họ làm công việc mua bán để tìm mua được đồ ngon với giá rẻ hay mua bán một số mặt hàng trong game để lấy chênh lệch. Đồ đạc trong game có thể bán cho người có nhu cầu trực tiếp bằng tiền mặt hoặc bằng tiền võ lâm (loại tiền tệ được dùng lưu hành giao dịch trong game) sau đó bán tiền này để lấy tiền thật.

Những nhân viên trong công ty của Long, mỗi ngày cũng làm 8 tiếng. Thu nhập của họ trung bình từ 1,2 triệu đến 2 triệu đồng/người/tháng. Riêng Long, mỗi tháng trừ hết chi phí cũng bỏ túi được vài chục triệu đồng.

Ông X. chỉ là một trong số mấy chục game thủ đang là khách hàng của Long. Họ chơi game online nhưng vì bận làm ăn, công việc hay vì một lý do nào khác nên đã giao nhân vật họ đang chơi cho công ty của Long để anh chơi giùm cho họ.

Chơi game online một thời gian, Long nghiệm ra một điều: Đối với game online, những mối quan hệ thành bại, thắng thua, những vui, buồn, thương, ghét, lo toan cho thân phận của nhân vật trong game đối với người chơi là hoàn toàn thực.

Những người đã lỡ “nhập” vào thế giới này không ngừng lo lắng cho con người thứ hai của họ trong thế giới ảo, họ không tiếc tiền để thuê người khác lo cho nhân vật trong game. Đó là lý do mà Long mạnh dạn đầu tư cho dịch vụ chơi game thuê. Toàn bộ khách hàng của Long đều là những người thành đạt, thu nhập cao và trên 40 tuổi.

Long và nhóm của anh chỉ là một trong số hàng trăm, hàng ngàn người đang kiếm sống từ nghề này. Có khi họ lập thành nhóm để làm chung như Long, nhưng cũng có người chỉ chuyên nhận luyện võ công cho các nhân vật của khách hàng để mỗi tháng kiếm chừng dăm ba triệu một cách nhẹ nhàng. Một số cao thủ khác thu nhập cả chục triệu đồng/tuần chỉ bằng cách bán những món đồ mà họ kiếm được trong game để lấy tiền thực...

Gần đây những người làm thuê thế giới ảo đang bị mất việc hàng loạt. Do quy định của Nhà nước hạn chế thời gian chơi game online 5 giờ/ngày, những người làm nghề như Long cũng giải nghệ dần.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay