Làm sao để luôn thành công và phát triển trong nghề nghiệp
Lượt xem: 41,364Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Bạn có được công việc mình hằng ao ước và đã làm việc được 1 hay 2 năm. Hiện, bạn muốn nâng cao hơn nữa vai trò của mình cũng như tìm kiếm sự phát triển trong nghề nghiệp, chẳng hạn bán hàng trực tiếp, việc làm giao hàng, kỹ sư tự động hóa,... Hãy thử 11 bí quyết sau đây nếu bạn thực sự muốn đạt được điều này.
Làm sao để luôn thành công và phát triển trong nghề nghiệp
1. Hãy chú ý đến mọi việc xung quanh.
Những người thăng tiến nhanh nhất không phải là những người luôn ngồi chờ các cơ hội đến với mình. Vì thế, hãy chú ý quan sát mọi diễn biến đang xảy ra tại nơi làm việc. Ví dụ như nếu ai đó đang muốn rời khỏi vị trí của họ hay công ty đang chuẩn bị tuyển dụng cho vị trí mới, đây chính là thời điểm "chín muồi" của bạn.
2. Trở thành người không thể thiếu của công ty.
Những người có được sự thăng tiến là những người luôn có mặt khi công ty gặp khó khăn. Đừng tự cao, huyênh hoang thay vào đó hãy làm cho cấp trên biết rằng bạn lúc nào cũng sẵn sàng. Hãy thể hiện bạn là người biết quan sát và tham gia vào các cuộc trao đổi khi cần thiết.
3. Tỏ ra hiểu biết Hãy học hỏi càng nhiều kiến thức càng tốt.
Bất kỳ công ty nào cũng mong muốn các nhân viên hiểu biết về thị trường và các xu hướng kinh doanh. Hãy nghiên cứu các đối thủ trên thị trường, siêng năng đọc sách và tìm kiếm nguồn thông tin hữu ích. Kiến thức của bạn càng phong phú thì người khác càng kính trọng bạn.
4. Tự chủ. Hãy tự xác định điều bạn muốn làm.
Bạn thích làm việc tập thể hay cá nhân? Bạn thích ra lệnh hay nhận lệnh ? Bạn thích là thành viên của nhóm hay là người lãnh đạo? Bạn sẽ cảm thấy bực mình và hoang mang khi làm điều mình không thích.
5. Tiếp nhận phản hồi
Tìm hiểu xem mọi người trong công ty nghĩ gì về bạn. Bạn nên hỏi thăm ý kiến của mọi người về mình khi vừa hoàn thành một dự án quan trọng hay khi các cơ hội đang đến với công. Bạn càng nhận biết được vai trò của mình, bạn càng làm việc tốt hơn.
6. Đạt được mục tiêu
Dù làm bất kỳ công việc gì, bạn đều phải đạt được mục tiêu và làm cho cấp trên nhận biết được khả năng của bạn một cách tinh tế. Bạn hãy ghi chép lại các thành công của mình để khuyến khích bản thân nỗ lực hơn nữa.
7. Thể hiện tinh thần trách nhiệm.
Nếu bạn sắp được đề bạt vào vị trí quản lý, bạn cần phài chứng tỏ với mọi người rằng bạn có thể đảm nhận được vai trò đó. Bạn luôn phải là người tình nguyện, đi tiên phong trong tất cả các công việc.
8. Thận trọng.
Hãy lập các kế hoạch của bạn cẩn thận (tốt nhất là vài tháng). Bạn nên xem xét cấu trúc tổng thể của công ty. Lãnh vực nào phù hợp với kỹ năng của bạn? Ban giam đốc có ý định mở rộng đội ngũ làm việc không ? Từ đó, có chiến lược tương ứng.
9. Huấn luyện.
Hầu hết các công ty đều tổ chức huấn luyện cho nhân viên, có thể là huấn luyện tại chỗ hoặc huấn luyện bên ngoài công ty. Hãy chọn một khóa học giúp nâng cao các kỹ năng của bạn. Nếu công ty không có chương trình huấn luyện, hãy tìm người có trách nhiệm và hỏi ý kiến họ.
10. Linh hoạt.
Bạn không nhất thiết phải chuyên môn hóa công việc của mình quá sớm trong những năm đầu của sự nghiệp. Hãy quan sát tất cả các công việc trong công ty. Bạn cũng có thể thử phỏng vấn cho các công việc khác. Đừng sợ phải thử những điều mới. Càng có nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ càng thành thạo.
11. Chuẩn bị một CV thật tốt.
Hãy ghi nhận tất cả các kỹ năng, trách nhiệm, thành công, cũng như các ưu điểm của bạn trong CV.