Làm sao để suy nghĩ như một nhà lãnh đạo? (phần 2)

Lượt xem: 14,932

Trong cuốn sách "Sự kỳ diệu của việc nghĩ lớn" (The magic of thinking big), tác giả David J. Schwarts đã dành chương cuối để đặt ra và trả lời câu hỏi "Làm sao để suy nghĩ như một nhà lãnh đạo?'. Trong câu tả lời của tác giả, có 4 nguyên tắc được đề cập tới.

Nguyên tắc lãnh đạo thứ 3: Nghĩ về tiến bộ, tin tưởng vào tiến bộ và thúc đẩy sự tiến bộ

Một trong những lời khen hay nhất mà ai đó có thể dành cho bạn là: "Anh ta/cô ta chịu trách nhiệm cho sự tiến bộ. Anh ta/cô ta là người dành cho công việc".

Sự thăng tiến trong tất cả các lĩnh vực sẽ đến với các cá nhân tin tưởng và thúc đẩy sự tiến bộ. Có hai điều bạn có thể làm để phát triển tầm nhìn tiến bộ, đó là:

- Nghĩ về sự tiến bộ trong mọi điều bạn làm.

- Nghĩ về các tiêu chuẩn cao trong mọi thứ bạn làm.

Hãy nhớ rằng, khi bạn đảm nhiệm việc lãnh đạo của một tổ chức, những người trong tổ chức đó sẽ nhanh chóng bắt đầu tự thích nghi với những tiêu chuẩn bạn thiết lập. Sự quan tâm lớn nhất là "để gắn kết" bạn vào, là tìm ra những điều bạn mong đợi ở họ. Họ xem mọi bước bạn tiến hành. Họ nghĩ "Ông ta sẽ mang lại cho mình những điều gì? Ông ta muốn mình thực hiện nó như thế nào? Điều gì sẽ làm ông ta hài lòng? Ông ta sẽ nói gì nếu mình làm điều này hoặc điều kia..."

Một khi họ đã biết, họ sẽ hành động theo. Hãy nghĩ, nói, hành động và sống theo cách mà bạn muốn nhân viên của bạn nghĩ, nói, hành động và sống - và họ sẽ làm như vậy.

Trải qua một thời gian, các nhân viên có xu hướng trở thành một bản photo những người dẫn đầu của họ. Cách đơn giản nhất để có được việc thực hiện cấp độ cao là chắc chắn rằng bản gốc là một bản đáng để sao chép.

A. Tôi là một người suy nghĩ tiến bộ? Hãy kiểm tra:

- Tôi có đánh giá công việc với thái độ: "Tôi có thể làm cho công việc của tôi tốt hơn như thế nào?"

- Tôi có khen ngợi tổ chức của tôi, những người trong đó và các sản phẩm nó bán ra khi có cơ hội hay không?

- Các tiêu chuẩn của tôi có liên quan tới số lượng và chất lượng của sản phẩm của tôi hiện nay có cao hơn 3 hoặc 6 tháng trước hay không?

- Tôi có đang thiết lập một minh chứng xuất sắc cho cộng sự, nhân viên và những người tôi làm việc cùng hay không?

B. Tôi có suy nghĩ một cách tiến bộ với gia đình tôi?

- Gia đình tôi hiện nay có hạnh phúc hơn 3 hoặc 6 tháng trước hay không?

- Tôi có đi theo một kế hoạch để cải thiện mức sống của gia đình tôi hay không?

- Gia đình tôi có nhiều hoạt động bên ngoài hay không?

- Tôi có thiết lập một minh chứng về sự tiến bộ, hỗ trợ sự tiến bộ cho con cái tôi hay không?

C. Bản thân tôi có suy nghĩ tiến bộ hay không?

- Tôi có thể trung thực nói rằng hiện nay tôi là người có giá trị hơn so với 3 hoặc 6 tháng về trước hay không?

- Tôi có đi theo các chương trình tự hoàn thiện để tăng giá trị của tôi trước những người khác hay không?

- Tôi có đặt ra các mục tiêu ít nhất trong 5 năm tới hay không?

- Tôi có là một người ủng hộ trong mọi tổ chức hoặc mọi nhóm mà tôi thuộc về nó hay không?

D. Tôi có nghĩ tiến bộ với cộng đồng của tôi?

- Tôi có làm bất kỳ điều gì trong khoảng 6 tháng trước mà trung thực mà nói là tôi cảm thấy đã cải thiện cho cộng đồng của tôi (hàng xóm, trường học...)?

- Tôi có ủng hộ các dự án cộng đồng hay là chỉ phản đối, phê bình hoặc phàn nàn về nó?

- Tôi đã từng đảm nhận vị trí lãnh đạo trong việc tiến hành các cải thiện có giá trị trong cộng đồng?

- Tôi có nói tốt về hàng xóm và những bạn bè không?

Nguyên tắc lãnh đạo thứ 4: Dành thời gian để tự bàn bạc và rút ra sức mạnh tối đa của sự suy nghĩ

Chúng ta thường hình dung các nhà lãnh đạo là những người vô cùng bận rộn. Và họ đúng là như vậy. Nhưng một điều đáng giá là các nhà lãnh đạo dành thời gian cho riêng mình, để suy nghĩ một mình. Đây là điều thường bị xem nhẹ.

Xem lại cuộc đời của các nhà lãnh đạo tôn giáo vĩ đại, bạn sẽ thấy họ dành những khoảng thời gian quý giá một mình. Chúa Jesus, Đức Phật, Đấng Tiên tri Mohammed, Khổng Tử, Gandhi thường dành những khoảng thời gian dài một mình. Nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo xuất chúng trong lịch sử dành thời gian ở những nơi tĩnh mịch, tránh xa sự ô hợp của cuộc đời.

Các nhà lãnh đạo chính trị cũng vậy, những người luôn phải đưa ra những quyết định cuối cùng có được sự hiểu thấu vấn đề thông qua việc dành thời gian một mình. Các nhà lãnh đạo cách mạng khi bị kẻ thù bắt giam đã tận dụng chính khoảng thời gian này để lên kế hoạch cho những bước tiến tương lai. Liệu Franklin D. Roosevelt có thể phát triển khả năng lãnh đạo phi thường của mình hay không nếu ông không dành thời gian để hồi phục từ căn bệnh bại liệt? Harry Truman dành rất nhiều thời gian một mình ở trang trại Missouri khi còn là một cậu bé và ngay cả khi đã trưởng thành.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp được bao quanh bởi những người trợ lý, thư ký, bởi các cuộc điện thoại và báo cáo. Nhưng hãy đi theo họ 168 giờ một tuần và 720 giờ một tháng, bạn sẽ phát hiện ra lượng thời gian rất đáng ngạc nhiên họ dành cho những suy nghĩ không bị gián đoạn.

Điểm mấu chốt ở đây là: Những người thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng dành thời gian để tự cân nhắc. Các nhà lãnh đạo tìm những nơi yên tĩnh để kết nối các vấn đề lại với nhau, tìm giải pháp, lên kế hoạch, và nói trong một cụm từ, là để "suy nghĩ cao cấp".

Rất nhiều người thất bại trong việc rút ra sức mạnh lãnh đạo vì họ hỏi ý kiến mọi người về mọi vấn đề, và không tự suy nghĩ. Bạn có thể biết rõ những kiểu người như thế này. Đó là người không dám ở một mình. Xung quanh anh ta bao giờ cũng là người này, người khác. Anh ta không thể ở một mình trong văn phòng, anh ta sẽ đi lảng vảng để tìm những người khác. Hiếm khi anh ta dành các buổi tối một mình. Anh ta cảm thấy một nhu cầu bức thiết phải nói chuyện với mọi người mọi lúc. Anh ta sẽ phá hỏng "chế độ ăn kiêng" của mình - một cuộc trò chuyện nhỏ hoặc một cuộc tán gẫu.

Khi người này bị bắt buộc vào một tình huống phải ở một mình, anh ta sẽ tìm cách để trốn chạy. Anh ta sẽ nhờ đến ti vi, đài, báo, điện thoại hay bất cứ thứ gì khác có thể thay thế quá trình suy nghĩ của mình. Anh ta sẽ nói rằng: "Ngài ti vi, ngài báo chí đã chiếm hết tâm trí của tôi rồi. Tôi sợ phải dành nó cho những suy nghĩ riêng của mình".

Ngài "tôi - không chịu được - việc ở một mình" sẽ lảng tránh những suy nghĩ độc lập. Anh ta sợ những suy nghĩ riêng. Khi thời gian quan đi, ngài "tôi - không chịu được - việc ở một mình" sẽ lớn mạnh và sẽ thất bại trong việc phát triển các mục tiêu và sự bền vững cá nhân. Không may là, anh ta sẽ phớt lờ thứ sức mạnh còn nằm sau vầng trán.

Đừng trở thành ngài "Tôi - không chịu được - việc ở một mình". Các nhà lãnh đạo thành công rút ra siêu sức mạnh của mình thông qua việc ở một mình. Bạn cũng có thể làm như vậy.

Hãy dành thời gian mỗi ngày, khoảng 30 phút để hoàn toàn một mình. Thời gian buổi sáng, trước khi bị ai đó quấy rầy, có thể sẽ là thời gian tốt nhất cho bạn. Hoặc có thể là thời gian lúc đêm khuya. Điều quan trọng là bạn lựa chọn thời gian khi tâm trí của bạn sảng khoái và khi bạn có thể tránh xa khỏi sự náo loạn.

Bạn có thể dành thời gian này cho hai loại suy nghĩ: Suy nghĩ gián tiếp và trực tiếp. Để suy nghĩ trực tiếp, xem lại các vấn đề chính bạn đang phải đối mặt. Ở nơi yên tĩnh, trí óc của bạn sẽ nghiên cứu các vấn đề và đưa bạn đến được với câu trả lời đúng.

Để suy nghĩ không trực tiếp, hãy để tâm trí bạn lựa chọn những điều mà nó muốn nghĩ đến. Trong khoảnh khắc như thế này, tiềm thức của bạn sẽ liên hệ với bộ nhớ của bạn và bồi dưỡng cho nhận thức. Suy nghĩ gián tiếp sẽ rất hữu ích trong việc tự đánh giá, nó giúp bạn trả lời cho câu hỏi: "Tôi có thể làm tốt hơn như thế nào, bước tiếp theo tôi nên tiến hành là gì?".

Hãy nhớ rằng, công việc chính của nhà lãnh đạo là suy nghĩ. Và sự chuẩn bị tốt nhất cho việc lãnh đạo là suy nghĩ. Hãy dành nhiều thời gian hơn ở những nơi tĩnh lặng mỗi ngày để tự suy nghĩ về mọi vấn đề.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay