Làm sao để yêu thích công việc của mình?

Lượt xem: 44,574

 

CareerViet.vn="" data-sheets-hyperlinkruns="{" data-sheets-textstyleruns="{" data-sheets-userformat="{" data-sheets-value="{" doanh="" hay="" https:="" i="" khi="" kinh="" m="" n="" ng="" nh="" o="" sau="" t="" u="" viec-lam="" y="">careerviet.vn="" ch="" data-sheets-hyperlinkruns="{" data-sheets-textstyleruns="{" data-sheets-userformat="{" data-sheets-value="{" developer="" hay="" https:="" i="" m="" n="" ng="" nghe="" nh="" p="" p.="" quanh="" sao="" t="" ta="" thay="" u="" viec-lam="" xung="" y="">Dù là công việc nhân viên marketing, business analyst hay developer thì đều có những lúc "nặng nhọc". Công việc nặng nhọc có lúc khiến bạn nản lòng? Hằng ngày chúng ta nghe mọi người xung quanh nói về sự thay đổi nghề nghiệp. Những cơ hội thay đổi nghề nghiệp đến với chúng ta, nhưng liệu những cơ hội này có làm chúng ta tốt đẹp hơn? Có lẽ đến lúc bạn tự hỏi mình ?Tôi có thể có công việc mà tôi yêu thích? Nhưng làm sao tôi có thể yêu thích công việc của mình??

Làm sao để yêu thích công việc của mình?

Hãy dành chút ít thời gian để suy nghĩ về điều này, biết đâu bạn sẽ tìm thấy những điều ngạc nhiên có ích cho mình

1. Công việc không định nghĩa bạn là ai, nhưng cách bạn làm việc rất quan trọng

- Có công việc được làm một cách mẫn cán, có công việc được làm với sự cảm thông, có công việc được làm với sự cẩn thận.

- Thái độ của bạn trong công việc và cách mà bạn cư xử với mọi người - ngay cả cảm xúc của bạn - là điều hẳn không cần nhắc lại dài dòng. Chúng có một ảnh hưởng sâu sắc với những người cùng làm việc với bạn. Có những lúc bạn không kiểm soát được thái độ của bạn, nhưng bạn luôn có thể chọn lựa cách bạn sống.

2. Chấm dứt việc tập trung vào tiền bạc

- Tiền sẽ luôn không bao giờ đủ với nhu cầu. Những gì bạn mang về nhà vào giữa hay cuối tháng, bạn luôn cảm thấy chưa đủ, bạn sẽ cảm thấy mình còn có thể có nhiều hơn nữa.

- Hãy cố gắng tiết kiệm từng đồng xu mà bạn chi trả trong tuần. Ngẫm lại việc bạn quan tâm đến việc kiếm tiền ở đâu hay là việc bạn tập trung vào những gì bạn thực sự muốn.
Tiền bạc chỉ là một phần nhỏ trong những gì bạn phải nghĩ đến, niềm vui mà công việc đem đến cho bạn sẽ có giá trị hơn rất nhiều.

3. Tìm ra ý nghĩa trong những việc bạn đang làm

- Bạn đừng cho rằng đây là một suy nghĩ vĩ đại! Bạn có thể suy nghĩ nghiêm túc về điều này. Hãy dành thời gian suy nghĩ thực sự về những điều bạn làm.
Bạn đang cung cấp một dịch vụ đúng nghĩa? Bạn nhìn thấy sản phẩm hoàn chỉnh? Bạn có đem đến những sự chỉ dẫn?

- Sau đó tự hỏi chính mình "công việc này đã khác biệt hơn bởi vì tôi đang làm nó?"
Những viễn cảnh luôn đóng một vai trò to lớn trong việc làm thỏa mãn cá nhân và những cảm xúc cho công việc vì đó cũng sẽ tốt hơn.

- Cố gắng nhớ rằng tại sao bạn đã chọn công việc này? Nếu nó chỉ dừng lại ở thì "hiện tại" vào lúc ấy thì bạn có thể sẵn sàng cho một công việc mới!

4. Dám tự hỏi chính mình rằng công việc có giá trị không

- Nếu bạn không thể tìm thấy một phần nào thích thú trong công việc, hoặc nếu bạn nghĩ rằng chính mình sẽ trở thành một người hoàn toàn khác, có thể đặt ra những vấn đề sau:
Có thể bạn không cần một công việc mới, mà chỉ là hướng đi mới.

- Bạn có thích những đồng nghiệp của mình? Bạn muốn một vị trí khác trong công ty? Bạn nghĩ mình còn nhiều khả năng để chứng tỏ mình trong công việc mà chưa có cơ hội?

- Có lẽ tất cả những điều bạn cần làm bây giờ là tập trung lại. Học cách nói "không" với những cơ hội không có giá trị lâu dài. Càng nhiều điều cho bạn lựa chọn, bạn càng thấy lúng túng.

- Hãy hỏi chính mình tại sao công việc này làm bạn không hài lòng - có thể bạn chưa nhận ra hết giá trị của nó. Suy nghĩ này giúp bạn hài lòng về công việc hơn.

- Nhưng nếu cần phải thay đổi công việc, bạn cũng đừng nên e ngại. Sự thay đổi không có gì là không tốt, nó chỉ tạo ra sự khác biệt. Bạn cũng có thể nhìn xung quanh mình - những công việc của bạn bè, người thân - bạn sẽ tìm được cái nhìn toàn cảnh.

 

 

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

job tags/ skills:

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay