Làm sếp khi trẻ truổi

Lượt xem: 13,245

Làm sếp đã khó, nhưng giữ vững và phát huy cương vị này càng khó hơn, nhất là đối với sếp trẻ. "Mình không được nể trọng lắm", đó là áp lực đầu tiên mà đa số bạn trẻ nắm cương vị lãnh đạo thường vấp phải. Họ cho rằng, chỉ có thành tích mới giúp củng cố vị trí với nhân viên và cấp trên.

Làm sếp khi trẻ truổi

Đừng nên gấp gáp lập công

Với suy nghĩ đó, bạn không ngừng tìm kiếm thành tích để mọi người xung quanh nhận thấy năng lực của sếp mới. Kết quả là "dục tốc bất đạt".

Mai Đình, 25 tuổi, sếp mới của một công ty quảng cáo, kể lại bài học của mình: "Lúc đầu tôi cũng mắc bệnh săn thành tích. Tôi muốn hoàn tất kế hoạch trước thời hạn. Kết quả, tôi không đạt "deadline" mà còn khiến công ty bị thất thoát tiền bạc".

Đạt thành tích là điều quan trọng, nhưng bạn cần chuẩn bị kế hoạch làm việc cẩn thận. Thay vì lập công một mình, bạn có thể cùng mọi người lập thành tích tập thể.

Hãy tự tin vào bản thân

Sếp trẻ thường ngại giao việc cho cấp dưới, nhất là người lớn tuổi hơn. Muốn khắc phục khó khăn này, chỉ cần nhớ bạn là sếp. Khi giao việc cho nhân viên, bạn hãy dùng thái độ nhẹ nhàng nhưng cứng rắn trong lời nói.

Không nên lạm dụng quyền lực

Một số vị sếp trẻ chưa kịp thích ứng với vị trí mới của mình đã dùng quyền để trấn áp nhân viên.

Họ tự ý cho mình quyền sai vặt nhân viên như đóng tiền điện thoại hộ hoặc làm giúp việc riêng...

Tất cả tạo nên một làn sóng khó chịu âm ỉ trong lòng mọi người. Nhân viên trở nên bất hợp tác và cô lập sếp trẻ.

Quyền lực là con dao hai lưỡi. Nếu biết cách lạm dụng, bạn sẽ gặp khó khăn không ít.

Thảo kế hoạch làm việc an toàn

Sếp là người đầu tàu, thảo ra các kế hoạch làm việc để nhân viên thực hiện. Một người sếp được nể trọng là người đưa ra những kế hoạch tốt, hợp tình hợp lý, phân công đúng người, đúng việc.

Bạn nên vạch các kế hoạch và hạn chế tối đa sai sót và rủi ro.

Qua đó, nhân viên và cấp trên sẽ đánh giá được năng lực và tài năng của bạn.

Qua đó, nhân viên và cấp trên sẽ đánh giá được năng lực và tài năng của bạn.

Không nhất thiết phải là đề án, kế hoạch do bạn nghĩ và tự thảo từ A đến Z. Bạn nên tập thói quen làm việc tập thể, cùng nhân viên thảo luận các phương án để có hướng phát triển tốt nhất cho công việc của bộ phận đó. Như thế mới là sếp có thực tài.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay