Làm thế nào để “ sửa sai” cho sếp?
Lượt xem: 38,600Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Sếp ở một lĩnh vực bất kỳ như content creator, headhunter, marketing online,... không phải là người hoàn hảo nên đôi khi không tránh khỏi mắc lỗi. Những lúc như vậy, không chỉ những người ở cấp cao hơn mà ngay cả một nhân viên cấp dưới như bạn cũng có thể sửa sai cho sếp.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng đây có thể là một hành động mạo hiểm bởi chỉ một chút sơ suất hay thiếu khôn khéo, việc làm mang ý tốt của bạn sẽ mang lại hậu quả tiêu cực. Một số sếp rất cởi mở với những lời góp ý mang tính chất xây dựng của cấp dưới, trong khi một số khác lại coi hành động đó như một sự xúc phạm, “ dạy khôn” người khác.
Sếp không phải là người hoàn hảo nên đôi khi không tránh khỏi mắc lỗi. Những lúc như vậy, không chỉ những người ở cấp cao hơn mà ngay cả một nhân viên cấp dưới như bạn cũng có thể sửa sai cho sếp.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng đây có thể là một hành động mạo hiểm bởi chỉ một chút sơ suất hay thiếu khôn khéo, việc làm mang ý tốt của bạn sẽ mang lại hậu quả tiêu cực. Một số sếp rất cởi mở với những lời góp ý mang tính chất xây dựng của cấp dưới, trong khi một số khác lại coi hành động đó như một sự xúc phạm, “ dạy khôn” người khác.
Do đó, hãy cẩn trọng với hành động sửa sai cho sếp và ghi nhớ một số chú ý sau:
- Kiểm tra thông tin thật kĩ trước khi sửa sai cho sếp. Bạn cần đảm bảo mang tới những thông tin chính xác và cập nhật nhất tới chỗ sếp.
- Nói chuyện riêng với sếp. Đây là một vấn đề tế nhị. Hơn nữa, một người sếp bận rộn với trăm công nghìn việc sẽ chú ý lắng nghe hơn nếu bạn nói mà không có người khác ở xung quanh.
- Bình tĩnh khi góp ý, sửa sai cho sếp. Sự tức giận và ngôn từ thiếu kiềm chế chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
- Tập trung vào một vấn đề. Hãy từ từ giải quyết từng vấn đề, những chuyện không quan trọng có thể để lúc khác.
- Chứng tỏ với sếp bạn tôn trọng anh/ cô ấy. Hãy dùng ngôn từ lịch sự, phong thái ôn hòa, đặc biệt không được tỏ vẻ hằn học, chỉ trích sếp một cách nặng nề.
- Nhớ rằng sếp cũng là người bình thường. Anh/ cô ấy có thể không nhận ra rằng mình đã làm sai. Do đó, đừng vội tỏ vẻ thất vọng hay mất niềm tin ở sếp.
- Nếu sai lầm của sếp không đơn giản là phát biểu sai mà nó có thể gây ra hậu quả nào đó, bạn nên đưa ra giải pháp cho vấn đề khi góp ý với sếp. Điều đó chứng tỏ với sếp rằng bạn quan tâm và đang cố gắng làm những gì tốt nhất cho sếp cũng như công ty.
- Chỉ tới gặp lãnh đạo cấp cao hơn nữa nếu vấn đề không thể được giải quyết riêng giữa bạn và sếp.
- Cân nhắc thật kĩ những gì bạn muốn góp ý và sửa sai cho sếp. Liệu nó có đủ nghiêm trọng để bạn phải tới gặp sếp? Tốt nhất là bạn nên bỏ qua những vấn đề nhỏ nhặt nếu nó không gây ảnh hưởng tới ai, không phạm luật hay chính sách của công ty.
- Không bao giờ sửa sai cho sếp trước đám đông nếu lỗi đó không gây ra hậu quả tức thì hay nghiêm trọng.