Làm việc với sếp trẻ hơn

Lượt xem: 13,560

Sếp bạn là người năng động, giỏi giang và chưa đầy... 30 tuổi. Làm việc với sếp trẻ hơn đôi khi không dễ dàng.

1. Cho sếp trẻ một cơ hội

Tìm hiểu về sếp trước khi đưa ra bất kỳ lời nhận định nào về việc anh ấy/cô ấy không đủ phẩm chất lãnh đạo. Bạn không nên quá khắt khe. Ai mà biết được? Bạn rất có thể học hỏi được một số điều hữu ích từ họ.

2. Cố gắng tìm kiếm sự đồng thuận với sếp trẻ

Khi mâu thuẫn nảy sinh, cố gắng giải quyết nó trước khi bạn phải rơi vào tình trạng "bằng mặt không bằng lòng". Một cuộc nói chuyện chân tình và thẳng thắn sẽ giúp xóa tan mọi bất đồng ngấm ngầm.

Điều quan trọng là cả bạn và sếp đều cùng hướng tới một mục tiêu chung.

3. Hãy là một nhân viên chứ không phải "phụ huynh" của sếp

Không có lý do gì coi sếp trẻ hơn bạn là người bạn cần đưa ra những lời dạy bảo, "lên lớp". Hãy kiềm chế mong muốn làm "phụ huynh" của sếp.

Khi được hỏi về vấn đề gì, bạn chỉ nên đưa ra những lời khuyên mang tính chất công việc và không kèm theo bất kỳ bình luận nào.

Đưa ra các gợi ý ngắn gọn và tránh nói những câu như "Ồ, đó là dựa vào kinh nghiệm của tôi..." bởi nó có thể làm sếp cảm thấy mình không tương xứng.

Những lời khuyên liên quan tới vấn đề cá nhân, ngay cả khi được hỏi, bạn cũng nên tránh không đưa ra câu trả lời.

4. Kiểm soát sự thiếu tự tin của bạn

Sếp trẻ luôn có thừa sự tự tin; vì vậy, nếu bạn không thấy chắc chắn về một kỹ năng nào, hãy đề nghị được đào tạo thêm.

Mặt khác, nếu bạn tình cờ nắm được kỹ năng chuyên môn trong một lĩnh vực mới phát triển của công ty, hãy mạnh dạn trình bày với sếp.

5. Tôn trọng những khác biệt giao tiếp

Hiểu rằng phong cách giao tiếp của sếp trẻ hơn bạn và thích nghi với phong cách ấy.

Bạn có thể thích liên hệ khách hàng bằng điện thoại nhưng sếp trẻ lại chỉ dùng email. Cố gắng tạo cho mình thói quen sử dụng thư điện tử trong các giao dịch để chứng tỏ bạn luôn cố gắng đổi mới chính mình và thích nghi với mọi hoàn cảnh.

6. Tỏ ra cởi mở với sếp trẻ

Sếp trẻ có thể cảm thấy đôi chút "choáng ngợp" vì kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm của bạn. Anh ấy/cô ấy có thể nghĩ rằng bạn đang chờ đợi họ mắc lỗi để giành lấy vị trí đó.

Nếu bạn không thực sự hứng thú với vai trò quản lý, hãy thẳng thắn nói với sếp. Điều này sẽ giúp sếp nhìn bạn như một đồng minh hơn là một kẻ thù.

Nếu bạn khao khát khẳng định mình ở những vị trí lãnh đạo, tìm kiếm sự trợ giúp của sếp. Gợi nhắc sếp về việc công ty sẽ dễ dàng chấp nhận cho một nhân viên thăng tiến nếu có ai đó trong tổ chức có thể đảm nhiệm vị trí hiện tại của họ.

Là một nhân viên bình thường, đó chính là công việc của bạn sẽ hỗ trợ cho sếp. Nếu bạn làm tốt phần việc được giao, sếp trẻ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng đang đặt từng viên gạch cho tương lai của mình.

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay