Lãng phí thời gian hay “giết” dần cơ hội

Lượt xem: 22,122

Trong khi bạn bè cùng khóa hăm hở và lăn lộn với thực tế công việc từ những năm tháng ngồi trên giảng đường, Khoa vẫn bình chân như vại. Đến lúc cầm tấm bằng ra trường, gia đình lại chẳng có “cửa” nào cho một anh cử nhân luật, Khoa mới thấy tiếc thời gian của mình đã bị lãng phí.

Tạo cơ hội cho chính mình chẳng bao giờ là quá sớm!

Học chuyên ngành du lịch nhưng không như nhiều sinh viên cùng lớp khác đã là nhân viên “cứng” cho các công ty và đi tour thường xuyên để một phần là kiếm thêm thu nhập, phần là học hỏi kinh nghiệm và trau dồi bản lĩnh nghề nghiệp, Hằng vẫn cứ nghĩ mình đang là sinh viên, vất vả kiếm tiền sớm làm gì cho mệt khi bố mẹ vẫn có trách nhiệm đưa “lương”hàng tháng và chu cấp cho cô chẳng thiếu thứ gì.

Đến lúc đi thực tập năm cuối, bạn bè ai cũng biết lo cho bản thân một nơi, Hằng ỷ lại cho khoa sẽ thu xếp “giùm” mình một chỗ. An phận thủ thường đưa giấy giới thiệu đến nơi sẽ thực tập, Hằng bắt đầu thấy ngượng vì cô chẳng biết làm gì. Anh trưởng phòng công ty còn phán thêm một câu “xanh rờn” khiến Hằng chẳng biết nói thêm gì nữa: “Mọi năm sinh viên thực tập khoa mình đến làm việc xong luôn được công ty giữ lại vì rất có năng lực nhưng chắc năm nay thấy khó quá!”.

Tốt nghiệp ra trường, lại là con nhà khá giả và nhờ vào những mối quan hệ quen biết của bố mẹ, Phương được thu xếp cho một công ty tầm cỡ về quảng cáo. Công việc chính của cô là làm marketing và PR. Thế nhưng dù là một cử nhân báo chí hẳn hoi, Phương cũng không thể viết nổi một thông cáo báo chí bình thường. Thiếu năng lực và kinh nghiệm thực tế, Phương trở nên nhút nhát và trầm tính hẳn giữa những nhân viên giỏi của công ty.

Không thể tự mình kiếm nổi một công việc, Phương đành im lặng trước những lời quát mắng của cấp trên mà chẳng dám bỏ đi chỗ khác làm. Chỉ trong vòng ba tháng, Phương bị buộc thôi việc. Lúc này, Phương mới thấy tiếc vì thời gian sinh viên cô đã không chịu lăn lộn vào thực tế như các bạn cô vẫn làm. Mang tiếng sinh viên báo chí nhưng chưa bao giờ Phương viết nổi một bài báo. Hồi sinh viên, thấy bạn bè xông xáo làm cộng tác cho báo này báo nọ mà cô thấy ngán ngẩm. Nhưng giờ Phương mới nhận ra hình như cô đã tự “giết” cơ hội của chính mình từ rất sớm.

Trong guồng quay đào thải khốc liệt của công việc hiện nay, kinh nghiệm được xem là bước chạy đua gần như quyết định giữa các ứng viên trẻ. Với sinh viên ra trường, kinh nghiệm thực tế đôi khi là bàn thắng thua cho các cuộc tuyển chọn nhân sự. Chấp nhận va vấp với công việc khi đang ngồi trên ghế trường đại học, nhiều sinh viên cho rằng đó là những bài học quý báu nhất và là cầu nối đưa họ đến những cơ hội thực sự nhanh chóng nhất. Cũng không ít người nhận định rằng, sự năng động và tự tin tìm kiếm việc làm giúp họ có một bản thành tích tuy chưa phải là “hoàn hảo” nhưng cũng có thế khiến họ “mát mặt” khi đi thi tuyển nhân sự.

Ngoài những giờ học trên lớp, Cường lại tranh thủ ra Bảo tàng dân tộc học để làm hướng dẫn viên du lịch “free” cho khách nước ngoài. Học chuyên ngành tiếng Anh ở đại học ngoại ngữ, ước mơ của Cường là trở thành một nhân viên du lịch hẳn hoi, và vì thế ngoài trau dồi tiếng, Cường còn cố tích lũy thêm vốn kinh nghiệm trong việc đi tour. Đến khi ra trường, Cường tự tin nộp hồ sơ và nhanh chóng được tuyển vào làm cho một công ty lữ hành quốc tế cùng mức thu nhập khối sinh viên ra trường phải mong ước. Với Cường, cơ hội đến khi anh không hề lãng phí thời gian để thực hiện mơ ước của mình.

Thực tế hiện nay, đại bộ phận sinh viên cũng đã nhận thấy nghề nghiệp cần gì ở họ. Rất nhanh chóng “bắt nhịp”, sinh viên ngày càng trở nên năng động hơn và biết bù lấp những chỗ thiếu của mình. Biết va chạm với thực tế công việc từ rất sớm, biết xử lý các mối quan hệ một cách thuần thục, nhiều người đã mang danh nhân viên của công ty này hay công ty khác khi vẫn là sinh viên, thậm chí, có những người chỉ cần chờ tấm bằng là được cử lên giữ những chức vụ quản lý cao cấp.

Lãng phí thời gian cũng chính là cách “giết” dần cơ hội mà một bộ phận người trẻ chưa kịp nhận ra tương lai nghề nghiệp đã có thể mịt mờ trước mắt nếu họ chỉ là những người học chỉ để học.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay