Lãnh đạo điều phối hoạt động trong tổ chức
Lượt xem: 13,042
Lãnh đạo không chỉ được kêu gọi để làm mẫu cho các giá trị và nguyên tắc, họ còn phụ thuộc vào bảy nguyên tắc sau đây để tạo ra sự điều phối hoạt động trong tổ chức của mình.
1. Nguyên tắc Đơn giản hóa: Khả năng lãnh đạo thành công bắt đầu từ một tầm nhìn (phản chiếu cả hướng đi trong một chiều hướng chung).
Điều đó nghĩa là khả năng để kết nối một tầm nhìn rõ ràng, thực tế và linh hoạt để trả lời cho câu hỏi: "Chúng ta được dẫn đi tới đâu?". Câu chuyện của người cắt đá đã minh hoạt cho ý tưởng này như sau: Người thợ đầu tiên nói: "Tôi đang cắt đá", người thứ hai nói: "Tôi đang khắc đá", nhưng người thứ ba nói: "Tôi đang xây dựng một căn phòng hội nghị". Người thứ ba đã có một tầm nhìn. Đối với bất kỳ nhóm hoặc tổ chức nào, việc thảo luận về các mục tiêu, các mục đích và tầm nhìn đều có ý nghĩa hợp nhất các thành viên.
2. Nguyên tắc Thúc đẩy: Khả năng đạt được sự đồng thuận và tận tụy của mọi người đối với tầm nhìn.
Một khi mà lãnh đạo có khả năng đem lại sự hợp lực trong tổ chức, anh ta sau đó phải sử dụng rất nhiều biện pháp và phương tiện để tiếp sinh lực (tạo động lực) cho mọi người. Một cách phổ biến để tạo động lực cho mọi người chính là thách thức họ, đem lại nhiều cơ hội để tham gia vào các quá trình sáng tạo và đem lại cho họ sự tín nhiệm.
3. Nguyên tắc Tạo điều kiện thuận lợi: Khả năng tạo điều kiện thuận tiện cho việc học tập của các cá nhân, các nhóm và các nguồn lực chắc chắn và đáng tin cậy.
Công việc quan trọng nhất của lãnh đạo hiện nay được cho là việc tạo điều kiện cho việc học tập của mọi người. Sự theo đuổi mang tính bẩn sinh của nhân loại - chính là học, và học nhiều hơn - đã trở thành vốn quý của các lãnh đạo vĩ đại nhất trong việc đặt ra các thách thức của tổ chức. Các lãnh đạo đã được trao cho một sự kỳ vọng thiêng liêng khi trở thành người quản lý nguồn vốn tri thức của tổ chức.
4. Nguyên tắc Cách tân: Khả năng đề xướng sự thay đổi táo bạo khi cần thiết.
Một tổ chức hiệu quả và hiệu suất đòi hỏi các thành viên tham gia vào việc thay đổi và không sợ thay đổi. Các lãnh đạo phải là người khởi xướng và phản ứng một cách nhanh chóng trước sự thay đổi. Các thành viên tác động lẫn nhau có hiệu quả để tiếp nhận sự thay đổi bởi vì các lãnh đạo đã tạo dựng niềm tin và khuyến khích làm việc theo nhóm.
5. Nguyên tắc Động viên: Khả năng lôi kéo, trang bị và trao quyền cho mọi người để hiện thực hóa tầm nhìn.
Lãnh đạo tìm kiếm các nhân viên nhiệt tình - những người đã được trao cho các trách nhiệm lãnh đạo chính thức và cả những người không được trao trách nhiệm đó. Họ mong muốn được làm lãnh đạo ở tất cả các cấp, do đó, họ tìm cách mời mọc và "thổi lửa" vào khả năng lãnh đạo ở mọi cấp. Họ giới thiệu các biện pháp đơn giản để lôi kéo số lượng thành viên lớn hơn.
6. Nguyên tắc Chuẩn bị: Khả năng không bao giờ ngừng học hỏi về bản thân cùng với (và cả khi không có) sự giúp đỡ của mọi người.
Rick Warren nói: "Lãnh đạo là những người học trò".
7. Nguyên tắc Quyết đoán: Khả năng kết thúc cuộc đua.
Sứ mệnh của lãnh đạo đôi khi rất khó khăn và họ thường đơn độc trong hành trình của mình. Các lãnh đạo phụ thuộc vào khả năng chịu đựng, tính nhẫn nại, lòng can đảm và sức mạnh để kết thúc mỗi ngày. Trọng tâm của họ không chỉ là nâng cao khả năng lãnh đạo của bản thân, mà còn phải phát triển mọi người xung quanh mình.