Lập mục tiêu thăng chức cho năm mới

Lượt xem: 15,076

Một năm mới nữa lại đến, bạn đã đặt ra nhiều mục tiêu cho sự nghiệp của mình, trong đó có mục tiêu thăng chức. Bạn sẽ làm gì để đạt được mục tiêu đó?

Mọi chuyện sẽ khá thuận lợi khi bạn là một người làm việc chăm chỉ, có tài năng và ham học hỏi, lại được lòng sếp và đồng nghiệp. Tuy nhiên, khi bạn bắt đầu từ một nhân viên “quèn”, kế hoạch này chắc chắn sẽ dài hơi hơn.

Tự quảng bá bản thân

Hãy xác định vị trí bạn muốn ngay từ bây giờ và bạn sẽ có một năm để nỗ lực và chứng minh không chỉ với sếp mà với toàn công ty thấy bạn xứng đáng với vị trí mới đó. Bạn cần biết ai sẽ là người quyết định chọn ứng cử viên cho vị trí đó? Ai là người có thể cho bạn kinh nghiệm cũng như lời khuyên trong việc này?

Sau đó bạn ngồi hệ thống lại những thông tin bạn có cũng như những việc bạn cần làm theo thứ tự. Ví dụ, bạn cần tìm hiểu làm sao để tạo được mối quan hệ với những người có thể giúp bạn và đưa cho họ những thông tin và báo cáo liên quan đến những kinh nghiệm và kỹ năng bạn có.

Giúp sếp bạn thành công

Thông thường, sếp bạn luôn là người sẽ quyết định liệu ai sẽ được thăng chức trong năm tới, nhưng thậm chí nếu trong trường hợp của bạn sếp không phải là người đưa ra quyết định thì sếp cũng là người sẽ được hỏi ý kiến và đưa ra nhận xét về bạn. Do vậy tạo ấn tượng với sếp vẫn nên là ưu tiên hàng đầu.

Điều bạn cần làm là tập trung vào những mục tiêu chủ chốt của công ty và nói chuyện với ông chủ để tìm ra mục tiêu nào quan trọng nhất đối với phòng ban của bạn. Sau đó cùng sếp vạch ra những phương án thực hiện. Bạn cần thể hiện sự nhiệt tình khi làm việc với sếp cũng như tài năng của bản thân thông qua kết quả thành công của dự án. Bạn sẽ có được điểm trong mắt sếp và sếp sẽ được điểm với cấp cao hơn.

Làm việc nỗ lực hết mình

Bạn cần thể hiện bạn có thể làm việc ở một vị trí cao hơn với trách nhiệm lớn hơn vị trí hiện tại của bạn. Mọi người sẽ dễ dàng được thăng chức khi họ đã làm được những loại công việc mà một nhân viên ở vị trí cấp cao có thể làm. Ví dụ, khi bạn muốn trở thành một giám đốc hay đơn giản chỉ là quản lý một nhóm bạn cần biết trách nhiệm của một nhóm trưởng là cần làm gì và sau đó hãy nghĩ và làm giống như một nhóm trưởng.

“Tôi đã sẵn sàng cho công việc đó, điều tôi cần chỉ là một chức danh”, đó là tất cả những gì bạn cần thể hiện.

Có phương án dự phòng

Rất nhiều người nghĩ rằng ở mọi công ty sẽ tự động cho bạn thăng chức khi phù hợp. Họ nghĩ rằng họ làm tốt mọi việc vậy là sẽ đến lúc họ được thăng tiến. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng.

Thực tế có nhiều lý do khiến công việc của bạn không được suôn sẻ như bạn mong chờ như có người tài năng hơn hoặc kinh nghiệm bạn có chưa đáp ứng được cho một vị trí cao hơn. Để bản thân không khỏi thất vọng và mệt mỏi với việc cố gắng bạn nên lập sẵn một kế hoạch dự phòng nếu bạn không đạt được mục tiêu đó như đã đề ra.

Bạn cần hiểu để có thể có được một bước tiến trong sự nghiệp đòi hỏi cả một thời gian dài vì vậy nếu chỉ mới thất bại bạn cần học cách đứng dậy và bước tiếp. Đặc biệt nếu bạn được sếp khuyến khích trong công việc thì bạn nên đầu tư thêm một năm nữa để trau dồi kinh nghiệm. Hoặc bạn cũng có thể tìm kiếm những cơ hội khác bên ngoài công ty.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay