Lợi thế khi làm việc cho công ty nhỏ

Lượt xem: 88,918

Rất nhiều người, đặc biệt là sinh viên mới ra trường luôn có xu hướng muốn làm việc cho các công ty, tập đoàn lớn với nhiều lý do… Tuy nhiên, làm việc cho công ty nhỏ cũng là một lựa chọn không tồi bởi những lợi thế mà không đâu có được. 

Bạn có biết rằng giai đoạn đầu của Apple là từ một garage và Facebook khởi đầu từ một phòng ngủ trường đại học? Hiện nay cả 2 đã trở thành những “ đại gia” trong nền kinh tế thế giới. Điều đó cho thấy ngay cả những tập đoàn lớn cũng bắt đầu một cách khiêm tốn. Và bạn không nhất thiết phải làm việc cho một công ty lớn mới có thể thành công.

 

Quy mô công ty là điều quan trọng nhưng không phải yếu tố hàng đầu cần xem xét trong quá trình tìm việc. Theo thống kê, dù ứng tuyển vào công ty lớn hay nhỏ, người tìm việc chú ý nhất tới yếu tố: văn hóa công ty, cơ hội thăng tiến và các khía cạnh nghề nghiệp. Cuối cùng, nhiều người đã nhận ra rằng công ty nhỏ phù hợp nhất với bản thân. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định sự lựa chọn công ty của mình.

 

Dưới đây là một số lợi thế nổi bật khi làm việc cho công ty nhỏ:

 

Dễ được chú ý hơn

 

Bất cứ nhân viên nào cũng sẽ nói rằng những gì bạn phải làm trong thực tế sẽ không hoàn toàn giống như phần mô tả công việc và chức danh chính thức của bạn. Do tình hình kinh tế khó khăn, nhiều công ty yêu cầu nhân viên đảm nhận thêm nhiệm vụ ngoài phần trách nhiệm thông thường. Đối với những nhân viên trong các tổ chức nhỏ, đây không phải là một hiện tượng mới. Các công ty nhỏ cũng không lập hàng đống phòng ban riêng biệt như tập đoàn lớn nên nhân viên có thể giúp đỡ giải quyết các nhiệm vụ khác nhau khi cần thiết. Bạn có thể thường bắt gặp ở công ty nhỏ hình ảnh phó phòng bán hàng đang trả lời điện thoại thắc mắc của khách hàng hay thực tập viên marketing đưa ra ý tưởng cho chiến dịch quảng cáo mới.

 

Với số lượng nhân viên hạn chế và mức độ cạnh tranh thấp như vậy, ý tưởng của bạn sẽ nhanh chóng được mọi người chú ý. Hơn nữa, khi công ty phát triển, bạn sẽ được nhớ đến là một người năng động và xuất sắc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, bạn cũng sẽ tích lũy kha khá kĩ năng và kinh nghiệm quan trọng.

 

Sự ghi nhận và cơ hội thăng tiến rộng mở hơn

 

Bởi vì công ty nhỏ có số lượng nhân viên giới hạn, nhân viên thường làm việc nhiều hơn so với chức vụ hay mức lương được nhận. Kể cả nếu có làm đúng theo phần mô tả công việc, họ cũng phải nỗ lực hơn để đạt kết quả thật xuất sắc. Điều đó không có nghĩa là bạn phải làm việc 12 – 15 tiếng một ngày. Bạn có thể chỉ làm việc muộn một số ngày khi cần thiết, đóng góp một ý tưởng hữu ích cho sếp hoặc nâng cao doanh thu bán hàng. Bằng cách đó bạn chứng tỏ rằng mình thực sự quan tâm tới công ty chứ không đơn giản là hàng ngày đến và rời công sở đúng giờ.

 

Trong ngắn hạn, sếp sẽ đánh giá cao những cố gắng của bạn. Còn trong dài hạn, khi công ty mở rộng, lợi nhuận tăng cao, giám đốc và ban quản lí, những người gắn bó với công ty ngay từ đầu, sẽ nhìn nhận, đánh giá cao và tất nhiên trao thưởng một cách xứng đáng cho sự cống hiến của bạn.

 

Ít áp lực hơn

 

Công ty nhỏ cũng có áp lực khi phải cạnh tranh với các tập đoàn lớn và cố gắng thu hút sự chú ý của cộng đồng. Nhưng quy mô nhỏ có thể cũng có nghĩa nhân viên đối mặt với ít áp lực hơn trong phần công việc hàng ngày. Khi tình hình kinh tế khó khăn, công ty nhỏ không phải trả khoản tiền khổng lồ cho việc thuê mặt bằng hay lo lắng về cuộc họp cổ đông. Nếu công ty phạm sai lầm, các phương tiện truyền thông quốc gia cũng không chú ý tới nhất cử nhất động của công ty. Và kết quả, mức độ stress ở công ty nhỏ sẽ thấp hơn so với công ty lớn. Đây là điều nhiều nhân viên mong muốn và thỏa mãn thay vì tiền lương hậu hĩnh nhưng đầu óc lúc nào cũng căng lên đối mặt với thời hạn hoàn thành dự án.

 

Tuy nhiên, điều gì cũng có 2 mặt của nó. Làm việc cho công ty nhỏ có một số hạn chế nhất định, như ngân sách eo hẹp ảnh hưởng tới công việc hàng ngày của bạn, mạng lưới quan hệ nhỏ… Vì vậy, trước khi chấp nhận làm việc ở một công ty nhỏ, hãy tự hỏi bản thân đã sẵn sàng trải nghiệm.

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:

quản trị website | thông dịch | Kỹ sư cầu nối |  nhân viên kho | việc làm Bến Tre | việc làm Bình Định | việc làm Đồng Nai

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay