Luật sư thời @

Lượt xem: 18,044
Nhắc đến nghề luật sư, rất nhiều người sẽ hình dung ngay hình ảnh một nhân viên văn phòng chỉnh chu, đạo mạo, cặp kính dày với hàng đống sách vở, tài liệu. Suy nghĩ này phần nào làm ngán ngẩm những bạn trẻ đang băn khoăn lựa chọn nghề này cho bản thân.

Trong thực tế, nghề luật sư ở Việt Nam đang phát triển rất nhanh, không chỉ là những hình ảnh khuôn thước xưa cũ mà đã mang nhiều yếu tố hiện đại và phóng khoáng, không thua kém bất cứ ngành nghề “hot” nào đang có mặt hiện nay.

Luật sư @ dám nghĩ, dám làm

Nghề luật sư là một nghề độc lập, nói cách khác là bạn hoàn toàn tự chủ công việc của mình. Trong khi một số thích làm luật sư in-house (luật sư riêng của công ty), một số thích hành nghề trong một hãng luật thì số khác muốn tự mở văn phòng của riêng mình. Theo Thu Hằng (bộ phận pháp chế công ty Falcon), làm luật sư in-house thường có quỹ thời gian linh hoạt nhưng công việc đa dạng vì phải đảm đương nhiều việc phát sinh khác nhau, do đó điều quan trọng là cách sắp xếp công việc như một nhà quản lý.

Trái lại với Hằng, Mai (văn phòng luật sư Độc Lập) cho rằng làm luật sư tranh tụng cho một hãng luật mới thực sự thú vị. Khi tham gia tranh tụng bao giờ bạn cũng đứng về một phía do đó phải chấp nhận những nguy hiểm có thể có. Có những lần để khai thác thông tin đối phương, Mai sẵn sàng nhập vai nữ tiếp thị đến tận nơi để nắm tình hình. Hoặc lần khác để “vô hiệu hóa” chứng cứ giả của người làm chứng, Mai đã phải theo dõi họ suốt một tuần để chụp vài bức hình có giá trị.

Ngoài những nguy hiểm, theo Tài (Công ty luật Hoàng Long), quá trình tranh tụng ở Việt Nam rất dài và thực sự giống như một cuộc đấu trí. Do đó, để đạt kết quả tốt nhất, luật sư luôn phải có một chiến lược cụ thể. Giống như một ván cờ, mỗi bước đều có sự tính toán, phải làm sao để đối phương không thể biết kế hoạch của mình. Những người trẻ thường đề ra những chiến lược mới mà ít ai nghĩ tới. Hơn nữa những người trẻ thường không bị mất cảnh giác và khả năng làm việc tập thể cũng tốt hơn. Rất hiểu ý nhau, nhiều khi họ còn đóng vai trò là nhóm hòa giải viên hay nhà thương thuyết hết sức tâm lý, giải quyết vụ việc dứt điểm mà không phải đưa ra tòa.

Năng động, sáng tạo hay tố chất luật sư trẻ

Sẽ là sai lầm nếu nghĩ nghề luật sư không có sự sáng tạo như ngành nghề khác. Không giống tham gia tranh tụng tại tòa án, khi tư vấn cái đích cuối cùng của luật sư là phải tìm ra giải pháp tối ưu cho khách hàng. Anh Thạch (Phòng pháp chế công ty Hanjin) cho rằng các luật sư trẻ thích ứng với những cái mới dễ dàng hơn nên họ luôn nghĩ ra những phương án rất sáng tạo. Xu hướng hội nhập hiện nay là tất yếu, những xung đột và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật khác nhau cũng dễ được các luật sư trẻ nắm bắt và đề xuất cách giải quyết nhanh chóng, hợp lý.

Nhiều lần tham vấn những luật sư tên tuổi, chị Hoa (công ty Avery Dennison) chỉ nhận được câu trả lời ngắn gọn không thực hiện được, trong khi chị có thể nhận được cách thực hiện khác chi tiết và hợp pháp từ những luật sư trẻ. Bên cạnh đó luật sư trẻ rất nhiệt tình và họ có phong cách làm việc rất thoải mái. Họ có thể làm việc với một máy tính xách tay ngay tại quán cà phê hoặc đến bất cứ địa điểm theo yêu cầu của khách hàng.

Theo chị Hoa, không kể đến yếu tố ngoại ngữ là ưu điểm vượt trội rõ ràng của các bạn trẻ thì khả năng vận dụng tiếng Việt và những ngôn ngữ họ sử dụng cũng dễ hiểu, biểu cảm và hiện đại chứ không bó buộc vào những quy định pháp luật khô khan, khó tiếp thu. Các buổi tư vấn với luật sư trẻ luôn rất dễ chịu nên hoàn toàn không có áp lực công việc. Chị hoa thừa nhận luật sư trẻ biết cách tạo không khí vui vẻ, thân mật khiến khách hàng không còn cảm giác đang tiếp chuyện những thầy cãi.

Luật sư part-time, tại sao không?

Hiện nay, không chỉ sinh viên học luật, một số bạn sinh viên ngành khác cũng đã chủ động làm quen với công việc luật sư. Theo Nguyên (Đại học Bách Khoa), công việc của luật sư rất đa dạng, Nguyên hào hứng kể về công việc part-time của mình ở một Văn phòng luật sư sở hữu trí tuệ. Nguyên cho biết, nghề luật rất hấp dẫn, có cơ hội được tiếp xúc với rất nhiều người ở các ngành nghề khác nhau, vì vậy thông tin cập nhật vô cùng phong phú.

Nếu từng xem phim Luật sư tóc vàng hoe chắc chắn bạn sẽ nhớ cô nàng luật sư “sành điệu” luôn có cách giải quyết vụ việc hết sức đặc biệt. Mặc dù chỉ dừng ở góc độ phim ảnh nhưng Mai thừa nhận nó có những yếu tố thực tế. Có lần phải soạn điều khoản phạt hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng nhưng bên đối tác lại không chấp nhận vì tiền phạt quá lớn, Mai đã phát hiện ra cách chia nhỏ điều khoản phạt, học được từ… trò chơi điện tử của cậu em. Và đến bây giờ, thỉnh thoảng có vấn đề hóc búa, Mai vẫn lôi cậu em ham chơi ra tham vấn.

Hay trường hợp xác định tội phạm của Tài, người phạm tội là người lái xe ôm, lừa khách nhặt dép đánh rơi để bỏ chạy cùng hành lý. Tài cứ loay hoay với bốn yếu tố cấu thành tội phạm rồi lẫn lộn không biết là lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm hay trộm cắp. Tình cờ trong buổi nói chuyện với nạn nhân, nhờ biết rằng nạn nhân trong lúc hốt hoảng đã tri hô cướp, Tài đã xác định đúng tội cướp giật.

Với những luật sư trẻ như Mai hay Tài, công việc có thể được giải quyết từ những điều rất đơn giản trong cuộc sống. Nghề luật sư thú vị chứ không khô khan, rắc rối và đơn điệu như những gì ta vẫn tưởng tưởng. Làm luật sư cũng có nghĩa bạn sẽ có rất nhiều cơ hội khác nhau để thử sức. Vậy, nếu bạn tự tin vào lựa chọn của mình, tại sao bạn không trở thành một luật sư trẻ “sành điệu” nhỉ?

Tips cho những luật sư trẻ:

- Ngoại ngữ là chìa khoá hàng đầu dẫn đến thành công của mỗi luật sư.

- Hãy nói to: Kiện tụng là nghề của tôi để thể hiện rõ sự tự tin của của mình với vai trò là 1 luật sư.

- Nhạy bén, theo dõi từng chi tiết dù là nhỏ nhất vì từ đó bạn có thể phát hiện ra nhiều điều bất hợp lý với từng vụ kiện.

- Với luật sư trẻ, tốt nhất nên đầu quân vào một văn phòng luật sư nào đó để dần định hình tố chất của mình.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay