Lúc nào nên chuyển hướng con đường sự nghiệp
Lượt xem: 16,689Theo Laurence Shatkin - một chuyên gia tư vấn nghề nghiệp, trong hoàn cảnh này, bạn có thể không cần phải đổi nghề. Thay vào đó, hãy chịu khó học hỏi những điều mới mẻ ngay trong lĩnh vực đang làm và vạch ra hướng đi mới cho tương lai.
Laurence đưa ra những gợi ý sau giúp bạn định hướng cho con đường sự nghiệp của mình:
- Sẵn sàng học hỏi
Giáo viên có ở mọi nơi, ở trường tiểu học, trung học, cấp 3, đại học, cao đẳng và ở nhiều công ty cũng có những chuyên gia, huấn luyện nghề nghiệp riêng. Nhiều tập đoàn lớn thường thuê các chuyên gia, giảng viên về đào tạo cho các nhân viên của mình về cách sử dụng các phần mềm chuyên dụng, thủ tục hành chính đến các bí quyết kinh doanh... Những bài giảng này có thể tiến hành trực tiếp nhưng cũng có khi theo phương pháp giảng dạy từ xa.
Bất kỳ lĩnh vực gì cũng luôn có sự đổi mới, nếu không cập nhật liên tục, sự tụt hậu, trì trệ sẽ khiến bạn có cảm giác chán nản. Vì vậy, một khi rơi vào tình trạng thiếu đam mê, bạn hãy cố gắng khởi động lại bản thân bằng cách tham gia các khóa đào tạo, chịu khó bổ sung kiến thức mọi lúc mọi nơi.
- Tập hợp kinh nghiệm
Kinh nghiệm không chỉ đến từ những việc giúp bạn kiếm được tiền mà còn từ sở thích, công việc tình nguyện, tham gia tư vấn miễn phí... bạn tham gia từ trước đến nay. Hãy tập trung những kinh nghiệm tích lũy được, phân tích xem liệu có thể ứng dụng gì cho công việc hiện tại.
Đặc biệt, khi công việc đang gặp khó khăn, nếu những kinh nghiệm ấy có thể giúp bạn tháo gỡ, niềm say mê công việc chắc chắn sẽ trở lại, thậm chí còn mạnh hơn nhiều lần.
- Tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực đang làm
Ở vị trí công việc hiện tại, bạn đừng chỉ ù lì một chỗ, biết mỗi công việc mình đang làm. Nếu có thời gian, bạn nên tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty, cũng là lĩnh vực bạn đang làm việc.
Khi bạn có sự hiểu biết kỹ càng hơn, cơ hội phát triển nghề nghiệp cũng tăng theo, việc chuyển đổi tính chất công việc, vị trí làm việc trong công ty là chuyện đơn giản. Điều quan trọng là bạn phải thực sự cầu tiến, luôn để ý tìm hiểu về lĩnh vực của mình.
- Xem xét tới sự hợp tác trong công việc
Dù trước đây, bạn chỉ muốn làm việc độc lập, đánh giá thành tích cá nhân nhưng hiện tại hãy xem xét tới việc hợp tác với đồng nghiệp để "đổi gió" phong cách làm việc. Khi làm chung với đồng nghiệp, bạn có thể phát hiện ra những điểm yếu của mình và học hỏi nhiều điều từ họ.
Đồng thời, hãy nghiên cứu phương pháp làm việc của những người thành công và so sánh với cách làm của bạn. Dù không thích bắt chước người khác nhưng đây là một cách hay để bạn bổ sung kiến thức và tìm lại cảm hứng trong công việc.
- Lên kế hoạch dài hạn
Cuối cùng, bạn hãy liệt kê tất cả các yếu tố: tốc độ, sự cạnh tranh, các hướng đi, nguy cơ và thách thức. Tập hợp lại và viết một kế hoạch cho bản thân. Đừng nghĩ rằng đây chỉ là bắt chước theo lý thuyết, thực tế, kế hoạch này đóng vai trò quan trọng, là cơ sở giúp bạn đi đúng hướng trên một con đường dài.