Lưu giữ thông tin gì trước khi nghỉ việc?

Lượt xem: 8,055

Cho dù bạn định nghỉ việc vào ngày m­­ai hay 1 tháng nữa kể từ bây giờ, hãy chuẩn bị tinh thần bảo mật những thông tin quan trọng và xứng đáng để tránh việc sếp muốn chấm dứt quyền truy cập của bạn ngay lập tức.


Hãy cân nhắc những gì bạn nên và được phép lưu trữ trước khi nghỉ việc

Tại sao cần bảo quản dữ liệu trước khi xin nghỉ việc?

Nhiều quản lý sẵn sàng chấm dứt quyền truy cập của bạn vào các hệ thống dữ liệu ngay sau khi nhận được đơn xin nghỉ. Đơn giản là các công ty muốn ngăn nhân viên lấy thông tin về tập khách hàng hoặc thông tin nội bộ khác.

Nên tránh lưu trữ thông tin nào?

Tất nhiên, bất kỳ thông tin độc quyền nào thuộc về công ty như bí mật thương mại, thiết kế sản phẩm và thông tin khác mà công ty chắc chắn sẽ không muốn rơi vào tay đối thủ cạnh tranh. Bạn nên kiểm tra lại các quy định của công ty cũng như hợp đồng lao động để xem liệu có các nguyên tắc rõ ràng về những việc bạn được phép và không được phép thực hiện.

Các loại thông tin nên giữ lại trước khi nghỉ

Ngoài những loại thông tin nên tránh sử dụng, lưu trữ, gửi ra ngoài để tránh gặp rắc rối pháp lý, bạn nên lưu giữ những thông tin sau:

1. Dẫn chứng về thành tích

Gửi email cho chính bạn về các thành tích tốt nhất, bao gồm các thông báo khen thưởng, các số liệu ghi nhận kết quả (không phải là tài liệu mật của công ty). Đây sẽ là những dẫn chứng để bạn chứng minh năng lực với các nhà tuyển dụng trong tương lai.

2. Sản phẩm thuộc sở hữu trí tuệ của riêng bạn

Điều này không bao gồm tài sản trí tuệ mà bạn đã sản xuất với chi phí của công ty mà là các bản trình bày, mẫu Word hoặc Excel mà bạn tự sáng tạo để hỗ trợ bản thân trong công việc. Những mẫu văn bản, mô hình này có thể hữu ích trong công việc tiếp theo của bạn.

3. Những thành tựu lớn

Hãy lưu trữ những gì cho thấy ảnh hưởng tích cực của bạn đối với công ty. Đó nên là các kết quả và thành tựu, hoặc bản đánh giá hiệu suất hàng năm… - những bảo chứng tốt cho bản CV của bạn.

4. Chi tiết việc làm

Lưu thông tin về ngày tuyển dụng của bạn, chi tiết về mức lương, sự thăng tiến trong công ty và các chức danh đang nắm giữ; bạn sẽ cần những chi tiết này cho việc cập nhật CV cũng như để đánh giá, so sánh các cơ hội việc làm trong tương lai.


Hãy lưu lại những thông tin hợp pháp và có lợi cho bạn trong tương lai

5. Email 

Bạn có các email riêng, bản tin ngành và các tin nhắn mà bạn muốn lưu trữ? Bạn có thể gửi chúng đến vào chính email của mình.

6. Các trang web đáng lưu trữ

Bạn đã có cả một bộ sưu tập các trang web, công cụ, ứng dụng hữu ích? Hãy chuyển tiếp các liên kết URL của chúng đến địa chỉ email cá nhân, sau đó lưu trên một máy tính khác. Sau đó, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy các trang web nghiên cứu quan trọng và các tài nguyên khác khi cần.

7. Thông tin liên hệ của khách hàng, nhà cung cấp và đồng nghiệp

Lưu ý rằng đó nên chắc chắn là những thông tin mà bạn được phép lưu trữ làm dữ liệu riêng.

8. Dữ liệu từ các dịch vụ đám mây

Rất có thể bạn còn có những dữ liệu quan trọng đang lưu trên các dịch vụ đám mây. Hãy tải chúng xuống và lưu trữ theo tài khoản cá nhân.

9. Tất cả thông tin cá nhân

Hầu hết mọi người đều có ít nhiều thông tin cá nhân trên ổ cứng máy tính, hoặc trên trình duyệt máy tính công ty. Hãy đảm bảo rằng bạn lưu mọi thứ cần lưu và xóa những thứ cần xóa. Cũng nên tránh xóa tài liệu thực tế liên quan đến công việc, để tránh bị coi là phá hủy tài sản của công ty và dẫn đến vấn đề pháp lý.

Tạm kết

Nếu bạn đang có ý định nghỉ việc và nghĩ rằng bạn có thể dễ dàng truy cập các tệp và thông tin quan trọng cho đến ngày làm việc cuối cùng của mình, hãy suy nghĩ lại. Để tránh mất dữ liệu đó, bạn cần biết bạn cần lưu giữ thông tin nào để có thể bắt đầu quá trình đó ngay cả trước khi bạn nộp đơn nghỉ việc.

Nguồn ảnh: Pexels

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay