Lưu ý để không bị sa thải

Lượt xem: 30,850

Có hàng ngàn lý do sếp có thể đưa ra để sa thải bạn. Nhưng đừng để bản thân “vướng” phải những lỗi cơ bản sau nhé.

1. Đi làm muộn

Đi làm trễ tất nhiên là một lý do nghe rất chính đáng để đuổi việc bạn mặc dù nguyên nhân có thể khách quan như tắc đường…. Không chỉ là “ma mới” bạn mới phải chú ý đến giờ giấc mà ngay cả khi là nhân viên kỳ cựu cũng nên hạn chế việc đến làm muộn nhé.

 

2. Thái độ không đẹp

Có những lúc bạn cảm thấy bị sếp đối xử bất công, rõ ràng bạn đã rất nỗ lực làm việc nhưng sai sót của sếp khiến bạn phải “gánh chịu” hậu quả. Bạn tỏ thái độ khó chịu hoặc trong lúc tức giận quá mà “cãi cố” thì rất có thể bạn sẽ phải hối tiếc vì hành vi thiếu nhẫn nhịn này đấy.

 

3. Lãng phí của công

Đừng lãng phí bất cứ thứ gì dù đó không phải là tài sản của mình. Bất kì một ông chủ nào cũng không muốn nhân viên của mình lãng phí điện, nước hay thậm chí là những đồ văn phòng phẩm vào những việc không cần thiết.

 

4. “Tranh luận” với đồng nghiệp

Đôi khi chỉ là vấn đề nhỏ, lúc đầu là “thảo luận”, khi cao trào là “tranh luận” và nếu không khéo thì dễ thành một cuộc cãi nhau bởi lúc đó tâm lý của bạn dễ bị kích động và khó kiểm soát. Tốt nhất là không nên vướng vào những căng thẳng với đồng nghiệp. Có thể bao nhiêu tình cảm và sự vun đắp mối quan hệ tốt đẹp theo gió mà bay đi.

 

5. Bạn đi “bắt nạt” người khác

Nếu bạn tỏ ra quá uy quyền, hay sai khiến người khác, “bắt ne bắt nẹt” đồng nghiệp quá nhiều cũng dễ gây bức xúc từ đồng nghiệp đến sếp của bạn. Nên tỏ ra là một người đồng nghiệp dễ mến và nhiệt tình hơn là sự khó chịu mỗi khi họ tiếp xúc với bạn nhé. Nếu không nguy cơ bị sa thải sẽ được sếp “nhắm” đến bạn đầu tiên đấy.

 

6. Trốn việc

Mặc dù công việc của bạn quá nhiều nhưng nếu bạn thường xuyên từ chối khi sếp giao việc, hoặc trì hoãn công việc của mình thì cần xem xét lại ngay. Không một ông chủ nào muốn trả chi phí cho một nhân viên không đem lại hiệu quả công việc cho họ đâu. Nhất là khi thời buổi kinh tế khó khăn này dễ đem đến cho bạn một “cơ hội” bị sa thải.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay