Lưu ý khi đánh giá nhân viên

Lượt xem: 13,971

Đối với người làm công tác quản lý, để đánh giá nhân viên một cách chính xác và khiến nhân viên tâm phục khẩu phục không là điều dễ dàng.

Nếu bạn đang chuẩn bị đánh giá nhân viên của mình sau một năm làm việc, một số gợi ý dưới đây có thể giúp ích cho bạn:

• Khi nói về kết quả công việc của nhân viên, thay vì nói “Có thật sự anh/chị đang làm công việc của mình không vậy?", bạn nên nói: “Tôi thấy kết quả công việc của anh/chị chưa đạt yêu cầu”.

• Đưa ra những lý lẽ và bằng chứng cụ thể. Ví dụ: “Tôi mong chờ doanh số bán hàng tháng này là 100 nhưng kết quả chỉ được 80”.

• Gửi bản đánh giá tới người giám sát trực tiếp nhân viên để họ đánh giá lại trước khi đưa ra cuộc họp.

• Hãy tập trung vào những thông tin chính yếu hơn là danh sách một loạt kết quả công việc nhân viên làm không tốt, bởi có thể tất cả kết quả không hoàn hảo đó là do tính không cẩn thận của nhân viên. Trong trường hợp này, điều bạn cần nói với nhân viên là "hãy chú ý đến cách anh/chị thực hiện công việc".

• Giải thích cho nhân viên hiểu kết quả công việc của họ yếu kém và chưa đạt yêu cầu ở chỗ nào? Từ kết quả đó gây hậu quả như thế nào tới công ty?

Theo các chuyên gia, việc đánh giá nhân viên nên được làm thường xuyên. Nếu có thể nên thực hiện một tháng/ lần hoặc một quý/lần. Bởi nếu bạn chỉ đánh giá kết quả làm việc của nhân viên sau một năm thì kết quả đó có thể không được chính xác, hơn nữa sẽ không giúp nhân viên sớm sửa chữa lỗi lầm trong những công việc sau.

Bài viết khác

Vừa qua, sự kiện chuyên ngành nhân sự cấp cao “HR Crisis Communications – Làm gì khi Nhân (sinh) Sự?” do CareerViet phối hợp cùng HR Digest đã chính thức diễn ra với sự tham gia của hơn 500 chuyên gia nhân sự và quản lý cấp cao đến từ các doanh nghiệp hàng đầu tại TP.HCM.

Xem thêm

Những ngày nóng nhất Sài Gòn này, con người ai cũng vội vã hơn, suy nghĩ cũng căng thẳng hơn. Sếp vừa trao quyền cho tôi thử sức ở mảng mà tôi chưa có nhiều kinh nghiệm trước đó. Tôi vừa háo hức, vừa có chút áp lực. Rồi chợt nhớ lại những ngày đầu tiên đi làm, khi chính mình cũng từng bỡ ngỡ, cũng từng lao vào thử thách mà chẳng biết phía trước là gì. Nghĩ lại mà vừa hồi hộp, vừa biết ơn.

Xem thêm

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay