Lý do khiến bạn không được thăng tiến

Lượt xem: 13,797
Bạn muốn tiến lên một vị trí làm việc mới, nhưng bạn không biết lý do vì sao đồng nghiệp của bạn ai cũng thăng tiến chỉ có bạn còn ở mãi một vị trí đó. Hãy xem lại mình, về những gì mình đã làm sai. Hãy xem bạn có mắc phải những sai lầm dưới đây hay không.

1. Bạn là một người chuyên trốn việc

Bạn có thường là người đến công ty sau cùng và ra về trước tiên? Bạn có hay gọi điện thoại xin nghỉ vì bị bệnh vào thứ 2 và thứ 6? Bạn trình lên những bản báo cáo quá thời hạn được giao. Bạn sử dụng máy vi tính cho công việc riêng. Bạn sử dụng tài liệu cho mục đích không rõ ràng. Bạn không giúp đỡ mọi người khi họ cần.

 

2. Bạn chỉ biết làm đẹp


Bạn không lười biếng trong công việc. Nhưng bạn lại dành nhiều thời gian cho việc tìm kiếm các nguồn thông tin chăm sóc sắc đẹp. Nhưng vẻ đẹp bên ngoài không đem lại cho bạn sự thăng tiến mà chính là những thành tích trong công việc.

3. Bạn không tự làm nổi bật mình

Bạn làm việc một cách lặng lẽ, với những thành tích không được công nhận. Không ai đem đến cho bạn sự thăng tiến mà chính bạn phải tạo ra điều đó, bằng cách nào? Mọi người luôn muốn biết bạn có là một lãnh đạo tiềm năng hay không. Vì vậy, hãy làm những gì mà bạn có thể được mọi người thừa nhận và chú ý, những người mà có ảnh hưởng đến sự thăng tiến của bạn mạnh nhất. Khi những công việc đã được bạn hoàn tất tốt, hãy ghi nó vào quyển sổ quản lý công việc của các thành viên trong nhóm. Bạn sẽ có tên của mình ở trong đó và được cấp trên chú ý.

Hãy chắc chắn là bạn luôn vươn tới những phương cách làm việc mới, tình nguyện giúp đỡ công việc của người khác, viết những lá thư đóng góp ý kiến gởi vào hòm thư dành cho nhân viên phát biểu ý kiến. Tham gia tích cực vào các câu lạc bộ của công ty như văn hóa, thể thao… Bạn phải đóng góp tích cực cho công ty bạn, cho nhóm làm việc của bạn, và cho công việc của bạn trong mọi lúc.

4. Bạn là một người khó chịu

Nếu bạn là một người hay phàn nàn, dễ nổi nóng từ những việc rất nhỏ và giữ một nếp sống riêng nơi công sở, thì cơ hội để tiến lên một vị trí cao hơn là hơi khó. Luôn mềm dẻo, đó là một đức tính tốt.

5. Bạn không bổ xung thêm kiến thức cho công việc

Thật ngạc nhiên nếu bạn nghĩ rằng, bằng những kiến thức và học vị mà bạn có sẽ không bao giờ có thể đưa bạn lên một vị trí cao hơn được nữa. Có nhiều nhân viên ở vị trí thấp họ nghèo làm việc và không chịu tự bổ xung kiến thức cho mình bởi vì họ luôn suy nghĩ rằng họ chỉ là một nhân viên cấp dưới không bao giờ có thể thăng tiến được. Bạn hãy gạt bỏ ý nghĩ tồi tệ đó bằng cách luôn học hỏi. Học ở trường lớp, sách vở, ở các khóa học chuyên môn, các khóa huấn luyện, học từ cấp trên và đồng nghiệp. Luôn biết cách đổi mới tư duy và cách làm việc để đem lại những thành tích tốt thì bạn sẽ nhanh được thăng tiến.

6. Nếu sếp cần, bạn luôn sẵn sàng chứ?

"Không, tôi không có khả năng" hay "vâng, tôi sẵn sàng". Nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ là một trợ lý tốt cho sếp thì ông ta sẽ không bao giờ muốn đánh mất bạn. Sự giải quyết tốt mọi vấn đề và tìm ra phương hướng làm việc tốt cho những gì ông ta cần, lúc đó bạn sẽ có được điều bạn mong muốn là thăng tiến.

7. Bạn không biết tạo hình tượng

Nếu bạn nghĩ rằng thứ 6 là ngày bạn tự do trình diễn cách ăn mặc của bạn như mặc váy ngắn, mang dép xỏ ngón,...  đó không phải là phong cách của một người làm việc chuyên nghiệp. Hãy ăn mặc đứng đắn như mọi người, những người đang làm việc ở vị trí mà bạn muốn thăng tiến.

8. Bạn có nhiều đối thủ

Bất cứ đồng nghiệp nào cũng không muốn bạn làm tốt mọi việc để vượt xa họ và tiến lên phía trước. Những đồng nghiệp đó có thể phá hoại công việc của bạn, lúc đó bạn nên tránh xa những người như thế.

9. Bạn cạnh tranh với những nhân viên tiềm năng

Công ty nào cũng có một số nhân viên giỏi, sáng giá ở các vị trí cao. Nếu bạn thực sự muốn cạnh tranh với những người như thế, bạn cần phải làm một vài công việc phi thường thay vì chỉ đơn thuần là một nhân viên mang danh hiệu xuất sắc ảo mà không có một thành tích vượt trội nào.

10. Công ty của bạn không có vị trí thích hợp để bạn thăng tiến

Nếu bạn làm việc cho một công ty mà ngân khố khép kín hay doanh thu thấp, thì cơ hội để thăng tiến bị thu hẹp lại. Nếu bộ phận của bạn không có vị trí phù hợp để bạn thăng tiến thì hãy cân nhắc đến việc yêu cầu sếp của bạn đồng ý để bạn chuyển sang một bộ phận khác, hoặc bạn phải thay đổi môi trường làm việc mới để có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay