Marketing là gì?
Lượt xem: 20,993Một vài công ty phân định các chức năng marketing một cách rất chung chung, bao gồm mọi thứ, từ nghiên cứu thị trường đến hoạch định chiến lược quảng cáo, khuyến mãi và quan hệ công chúng. Ngược lại, trong các công ty lớn, mỗi nhân viên marketing chỉ thực hiện một trong số các vai trò này, số khác lại nhờ đến các công ty marketing chuyên nghiệp.
Sâu đây là mô tả của một vài chức năng marketing
Nghiên cứu thị trường
Để có thể chiếm lĩnh thị trường, điều đầu tiên là phải hiểu thị trường đó. Dù cho mục tiêu dự định của sản phẩm là cá nhân hay doanh nghiệp, công ty phải biết rõ động lực thúc đẩy khách hàng, nhu cầu, thói quen mua sắm, quan điểm của họ xét trong mối liên hệ với toàn xã hội.
Nhân viên điều tra thị trường sử dụng các cuộc khảo sát, nghiên cứu và tập trung vào nhóm khách hàng chủ yếu để thu thập những dữ liệu cho một nhãn hiệu nào đó. Một vài công ty có riêng bộ phận nghiên cứu thị trường. Số khác thường thuê các dịch vụ chuyên môn để tiến hành công tác này. Lý tưởng mà nói, các điều tra viên phải có khả năng phân tích cả về mặt chất lượng và số lượng bởi vì công việc của họ phụ thuộc chủ yếu vào các dữ liệu thu thập được từ công chúng.
Quản lý nhãn hiệu
Quản lý nhãn hiệu là chức năng chủ yếu trong ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Theo truyền thống, các công ty thường tạo điều kiện huấn luyện tốt nhất cho những ai muốn hoạt động lâu dài trong lĩnh vực này. Một vài công ty sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu như Procter & Gamble, Clorox, và General Mills luôn được so sánh với trường đại học Ivy League do các tiêu chuẩn điều hành chặt chẽ và các chương trình huấn luyện hiệu quả.
Giám đốc nhãn hiệu chịu trách nhiệm cho một nhãn hiệu hay một nhóm nhãn hiệu. Họ có thể được ví von như là những chủ doanh nghiệp nhỏ, tuy nhiên sự so sánh này cũng không được chính xác lắm vì họ hiếm khi đụng tay vào các công việc bình thường hàng ngày. Thay vào đó, họ tập trung đến bức tranh tổng thể: cô đọng tinh chất của nhãn hiệu, vạch ra chiến lược cạnh tranh, tìm kiếm cơ hội thị trường và truyền tải các lợi ích duy nhất (thông qua các cơ quan quan hệ công chúng và công ty quảng cáo) mà sản phẩm mang đến cho khách hàng.
Mặc dù không trực tiếp điều tra thị trường, giám đốc nhãn hiệu chỉ đạo các cuộc nghiên cứu bằng cách đề ra nội dung công việc, tiêu chuẩn, lựa chọn tác tác nhân kích thích như: câu văn quảng cáo, hình ảnh, sản phẩm mẫu, video clip… Khi cuộc nghiên cứu hoàn tất, họ sẽ phân tích các dữ liệu được thu thập và phát triển chiến lược marketing- kế hoạch kinh doanh ngắn hạn dành cho nhãn hiệu.
Chiến lược này có thể kêu gọi một chiến dịch quảng cáo mới, một sản phẩm mới hay vạch ra viễn cảnh mới cho nhãn hiệu. Giám đốc nhãn hiệu, sau đó sẽ bảo đảm là các chức năng khác (khuyến mãi, điều tra thị trường, nghiên cứu và phát triển, sản xuất) được thực hiện đồng bộ với chiến lược đề ra.
Quảng cáo
Theo nghĩa rộng, công ty quảng cáo chính là tư vấn marketing. Nó giúp đỡ khách hàng trên mọi khía cạnh marketing- từ hoạch định chiến lược-> khái niệm->thực thi.
Xét trên bình diện kinh doanh , hầu hết công việc của ngành quảng cáo là: quản lý khách hàng, hoạch định khách hàng và truyền thông.
Nhân viên làm việc trong bộ phận quản lý khách hàng chịu trách nhiệm thiết lập mối quan hệ với các công ty khác nhay. Họ kiểm soát việc triển khai quảng cáo bẳng cách sắp lịch và phân bổ chi phí. Hoạch định khách hàng tiến hành các nghiên cứu nhân khẩu học để biết được hành vi mua hàng trên thị trường. Bộ phận media quyết định nơi đặt các quảng cáo dựa trên phân tích dân số và không gian mà người mua chọn lựa.
Khuyến mãi
Các công ty coi trọng chức năng marketing thường có một đội ngũ nhân viên khuyến mãi để tạo ra các chương trình quảng cáo và khuyến khích mua hàng như: phiếu mua hàng, giảm giá đặt biệt, hàng mẫu, quà tặng… Để thúc đẩy khuyến mãi, họ có thể sử dụng e-mail, telemarketing, quảng cáo, trưng bày trong cửa hàng, tài trợ sản phẩm hay tổ chức các sự kiện đặc biệt.
Quan hệ công chúng
Nhân viên quan hệ công chúng quản lý mối liên hệ với báo chí, khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư và cộng đồng nói chung. Họ là các phát ngôn viên cho công ty. Họ có thể viết các bài báo quảng cáo sản phẩm mới hay giới thiệu với các nhà đầu tư về kết quả tài chính, quan hệ đối tác và các tin tức khác liên quan đến công ty.
Nói chung, mục đích của chuyên gia quan hệ công chúng là vẽ nên hình tượng tốt đẹp của công ty, quảng bá sản phẩm và dịch vụ, giúp công ty lấy lại danh tiếng trong cơn khủng hoảng và tạo nên những dư luận tốt đẹp trong giới kinh doanh cũng như trong xã hội.