Mất việc - Tìm cái may trong cái rủi

Lượt xem: 14,507

Phản ứng tự nhiên của hầu hết chúng ta ngay sau khi bỏ việc hoặc bị mất việc là mất tự tin vào chính bản thân mình và tự hỏi liệu mình còn có thể tìm được việc làm nữa hay không? Điều này vô hình chung rất có ảnh hưởng tới việc tìm kiếm cơ hội việc làm mới của bạn.

Cách phản ứng tốt hơn cả trong thời điểm này là cố gắng tìm kiếm sự may mắn trong cái rủi ro - mất việc. Thay vì ngồi đó, để mặc cho sự thất vọng, thiếu niềm tin, chán nản gặm nhấm và bào mòn cuộc sống của chính mình, bạn có thể dành thời gian đó để tìm kiếm công việc mà bạn thực sự yêu thích, một công ty tốt hơn để bạn cống hiến và những người đánh giá bạn đúng với năng lực và sức làm việc của bạn. Một số cách sau sẽ giúp bạn lục tìm "may trong rủi" hiệu quả.

1. Thay đổi quan điểm và cách nghĩ: Thay vì nghĩ rằng mình mất việc nghĩa là mình thất bại, bạn nên bắt đầu nghĩ và hành động như thể bạn là người chiến thắng. Thực tế, rất nhiều người sau khi vượt qua được giai đoạn khủng hoảng sau thất nghiệp, vượt qua được sự thất vọng, chán nản, cảm giác thất bại... đã rất thành công trong công việc mới.

2. Rèn giũa kỹ năng: Bạn nên đăng ký tham gia các hoá học ngắn hạn hoặc các lớp học trực tuyến hoặc bất cứ hình thức học tập, bổ sung kiến thức nào cần thiết cho chuyên môn của bạn. Điều này không chỉ giúp bạn tránh được tâm lý bất ổn sau khi mất việc mà còn làm cho bạn trở nên năng động hơn khi bắt tay vào công việc mới.

3. Tập trung tìm kiếm: Bạn có thể tận dụng thời gian này để cân nhắc, nâng lên đặt xuống và cho phép mình lựa chọn nhiều công việc, vị trí khác nhau. Bạn có thể tiếp tục với công việc mình vừa bỏ, nhưng ở một công ty khác, biết đánh giá bạn đúng hơn hoặc cũng có thể thử bắt tay vào tìm kiếm một công việc hoàn toàn mới - công việc mà từ lâu bạn vẫn thích nhưng chưa có điều kiện thử.

4. Tự tin vào chính mình: Đây là thời điểm bạn rất cần nuôi dưỡng và phát huy lòng tự tin của mình. Hãy suy nghĩ một cách tích cực về năng lực, khả năng của bạn và nâng tầm nó. Chẳng hạn, nếu bạn từng là một nhân viên bán hàng, tại sao bạn không nghĩ đến việc sử dụng kinh nghiệm của mình để tìm kiếm việc đào tạo nhân viên bán hàng hoặc một cấp quản lý tương tự?

5. Lên lịch công việc: Lên danh sách những công việc bạn cần làm trong thời gian này. Tập hợp chúng để giải quyết có kế hoạch và tìm kiếm những cơ hội mới, kỹ năng mới trong thời gian này.

6. Tự kiếm tra lại kỹ năng của mình: Trên thực tế, bất cứ một công việc nào cũng cần có 3 kỹ năng căn bản. Bạn hãy thử tự kiểm tra lại chính mình xem liệu mình đã đáp ứng đủ 3 kỹ năng căn bản đó cho công việc mình tìm kiếm chưa. Nếu chưa, hãy bổ sung ngay lập tức. Còn nếu đã có, hãy làm cho chúng trở thành hoàn hảo.

7. Tạo dựng thương hiệu cá nhân: Thời điểm vừa mất việc là thời điểm thích hợp để bạn bắt tay vào kế hoạch xây dựng thương hiệu cá nhân cho mình. Bạn có thể dùng thời gian này để lên kế hoạch và bắt tay vào thử làm một số công việc chẳng hạn như làm việc như một freelance (người làm việc tự do), một cây viết tự do hoặc một nhà tư vấn.

Mất việc hay chưa có việc không phải là thảm hoạ. Nó chỉ là một việc nhất thời và luôn có khả năng thay đổi thành điều tốt đẹp hơn nếu như bạn nhìn nó một cách tích cực. Vậy nên, nếu bạn vừa mất việc, hãy bắt đầu "tìm may trong rủi".

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay