MC không phải là cái máy biết nói

Lượt xem: 19,232

Một buổi lên lớp dạy của MC Trịnh Lê Anh tại Trung tâm Tầm nhìn mới.

MC (Master of Ceremonies - người dẫn chương trình (DCT)) là nghề đang thu hút rất đông các bạn trẻ. Tuy vậy, MC hiện vẫn chưa được nhiều người coi là một nghề chuyên nghiệp bởi những người đến với nghề này là do ý thích, có một chút năng khiếu mà chưa qua trường đào tạo nào.

Nói nhiều và nhạt

Với một nghề mà kỹ năng chính là giao tiếp trước đám đông, khả năng chính là nói thì việc nói ít hay nhiều, nói đúng và đủ điều cần nói là rất quan trọng. Tuy vậy, không phải ai cũng làm được. Nhiều MC hiện nay đứng trên sân khấu hay mắc phải những lỗi này.

Họ nói quá nhiều khiến người xem cảm thấy khó chịu và... mệt tai vì phải nghe những lời nói không có giá trị, không có hồn. Người DCT không chỉ cần nói đủ nghe, đủ hiểu mà những lời nói ra phải có sức hút. Trong thực tế, số MC đang đứng trên sân khấu tuy nhiều về lượng nhưng chất không được bao nhiêu.

Yêu cầu đầu tiên của một MC là khả năng nói trôi chảy, ngoại hình ưa nhìn. Bên cạnh đó còn cần sự tự tin khi đứng trên sân khấu, làm chủ chương trình, sự hoạt bát, óc hài hước, thể hiện được sự lôi cuốn... Về điều này, các MC cũng chưa thực sự đạt được.

Trong chương trình trao giải cho người DCT hay nhất năm 2007-2008 của Đài THVN mới đây, khán giả không thể quên về sự vô duyên của một MC nữ - vốn là người không chuyên. Khi cô xướng tên MC đoạt giải mảng chương trình Nhân ái, với mong muốn tung hô thì cứ như là hét lên, và không chỉ một lần mà những ba lần. Điều này đã gây nhiều phản cảm cho người xem.

Đào tạo còn mỏng

Tại Hà Nội, số trung tâm đào tạo MC chỉ đếm trên đầu ngón tay như tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị, Trường Sân khấu Điện ảnh, Trung tâm Tầm nhìn mới... Trung tâm đào tạo ít, trong khi lượng các bạn trẻ mong muốn trở thành MC ngày càng đông nên điều này khiến chất lượng của các MC, đặc biệt là các MC trẻ mới vào nghề còn nhiều hạn chế.

Giáo trình cho việc đào tạo MC hiện cũng không được bài bản, chủ yếu do các MC đứng lớp tự biên soạn từ chính thực tế bản thân đã trải qua. Nhiều trung tâm tư nhân mở ra chỉ đào tạo trong thời gian ngắn, trong khoảng 2 - 3 tuần. Với thời gian đào tạo ngắn như vậy, thật khó để các học viên nắm được những kiến thức cơ bản của nghề DCT.

Nói về việc đào tạo MC còn rất mỏng hiện nay, anh Nguyễn Thành Trung - Phó Trưởng phòng Truyền thông và đào tạo, Trung tâm đào tạo MC Tầm nhìn mới cho biết: "Đây là điểm thiếu sót của VN hiện nay. Việc đào tạo MC một cách bài bản vẫn là điều còn mới, vì thế các bạn trẻ khi muốn làm MC thì phải tự thân cố gắng là chính".

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay