Mẹo “ghi điểm” khi phỏng vấn qua điện thoại

Lượt xem: 42,395

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Hiện nay, một số việc làm như shopee tuyển dụng, giám sát an toàn,việc làm tiếng Nhật, cộng tác viên, việc làm Bình Dương, việc làm online,... được đánh giá là những công việc hot. Dù là công việc nào, bạn sẽ phải phỏng vấn để nhà tuyển dụng sàng lọc ứng viên. Phỏng vấn qua điện thoại là một công cụ hữu hiệu giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng chọn lựa ứng viên xứng đáng vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Do đó, khi đã gửi hồ sơ xin việc, hãy luôn sẵn sàng khi nhà tuyển dụng gọi điện đến. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn “ghi điểm” khi phỏng vấn qua điện thoại để tiến tới những vòng kiểm tra sau:

Hãy luôn sẵn sàng khi nhà tuyển dụng gọi điện đến
Hãy luôn sẵn sàng khi nhà tuyển dụng gọi điện đến

Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn “ghi điểm” khi phỏng vấn qua điện thoại để tiến tới những vòng kiểm tra sau:

Chuẩn bị sẵn sàng
Hãy chuẩn bị bản copy sơ yếu lý lịch, thư xin việc bạn đã gửi đi và bản mô tả công việc ngay cạnh điện thoại. Sẽ tốt hơn nếu bạn chuẩn bị cả thông tin về công ty, về người có thể gọi điện phỏng vấn và những thắc mắc bạn muốn hỏi, tất nhiên, cả bút và giấy để ghi chép. Một sự chuẩn bị chu đáo sẽ giúp bạn không cuống lên khi nhà tuyển dụng bất ngờ gọi điện đến.


Luyện tập cách trả lời
Hãy nghĩ về công việc và phẩm chất cần có của ứng viên. Liệu bạn có đáp ứng được những yêu cầu đó và điểm yếu của bạn là gì? Hãy tập trung vào câu hỏi nhà tuyển dụng có thể hỏi và cách trả lời. Bạn có thể hỏi lời khuyên từ bạn bè, người thân hay những người làm cùng lĩnh vực về kinh nghiệm cũng như thông tin hữu ích từ họ.

Chú ý tới ngôn từ
Khi phỏng vấn qua điện thoại, hãy nói chậm và rõ ràng. Hãy nhớ rằng chất lượng cuộc nói chuyện cũng như khả năng trả lời câu hỏi là yếu tố để nhà tuyển dụng quyết định tiếp tục phỏng vấn và làm việc với bạn. Hãy hạn chếm ậm ừ, không sử dụng tiếng lóng và những từ không phù hợp.

Suy nghĩ kĩ trước khi nói
Dù phỏng vấn qua điện thoại và cần phản ứng nhanh nhưng hãy dành chút thời gian ngắn để suy nghĩ và trả lời đầy đủ, thấu đáo. Không được ngắt lời hay trả lời khi người phỏng vấn chưa nói xong. Nếu người phỏng vấn gọi điện vào thời điểm không thuận lợi cho bạn, khi bạn đang làm việc hay đang ở một nơi ồn ào, hãy lịch sự đề nghị một cuộc gọi khác vào thời gian sớm nhất.

Đề nghị gặp mặt
Nếu bạn cảm thấy cuộc phỏng vấn đi theo hiều hướng tốt, hãy tự tin và thẳng thắn đề nghị một cuộc gặp trực tiếp bằng cách nói: “Liệu chúng ta có thể gặp mặt trực tiếp và tiếp tục cuộc nói chuyện. Tôi hi vọng có cơ hội được gặp anh/chị”. Nếu người phỏng vấn nói không hoặc né tránh trả lời, đừng quên hỏi bước theo bạn cần làm. Họ sẽ gọi điện lại hay liên lạc qua email? Nếu bạn không đạt, họ có thông báo cho bạn không? Biết được những điều này, bạn sẽ an tâm hơn mà không phải lo lắng hay thấp thỏm chơ đợi.

Bài viết khác

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm

Bạn đang ấp ủ ước mơ chinh phục công việc mơ ước? Hãy bắt đầu hành trình bằng cách tạo hồ sơ mới, ấn tượng tại CareerViet.vn! Tham gia Minigame "Tạo tài khoản mới - Nhận quà phơi phới" ngay hôm nay.

Xem thêm

Thành phần gia đình là gì? Hướng dẫn và những lưu ý khi điền thông tin thành phần gia đình vào sơ yếu lý lịch cho đúng. Cùng tìm hiểu nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay