"Mẹo" tránh bị lợi dụng trong công việc

Lượt xem: 53,692

 

Là nhân viên mới, bạn rất dễ bị sếp và đồng nghiệp lợi dụng như sai vặt, "nhờ" hỗ trợ công việc... Tình trạng này thậm chí vẫn tiếp diễn khi bạn đã ổn định công việc. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số việc làm hot hiện nay như content creator, headhunter, tuyển dụng kế toán, việc làm Ninh Thuận, shopee tuyển dụng, giám sát an toàn,việc làm tiếng Nhật,...

Bạn rất dễ bị sếp và đồng nghiệp lợi dụng
Bạn rất dễ bị sếp và đồng nghiệp lợi dụng

Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công việc, thể chất và tinh thần bạn nếu bạn không có biện pháp khắc phục. Dưới đây là một số "mẹo" nhỏ giúp bạn hạn chế bị lợi dụng trong công việc:

Quan sát và đánh giá xung quanh
Ai cũng háo hức làm việc thật tốt để phát triển sự nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn khởi đầu. Nhưng hãy nhớ bạn muốn làm hài lòng sếp, không phải vì riêng lợi ích của anh/cô ấy mà vì chính bạn.

Bạn có thể phải làm việc thêm giờ hay vào cuối tuần để được chú ý và ghi nhận. Tuy nhiên, khi nhận thấy mình “đắm chìm” quá sâu vào công việc của bản thân và những người khác, hãy lùi lại một bước và quan sát cách mọi người xung quanh làm việc và họ được đối xử ra sao. Điều này giúp bạn xác định mình có bị lợi dụng hay không, hay đó chỉ là vấn đề bắt nhịp với môi trường làm việc tốc độ nhanh.

Hãy luôn nhắc nhở mình rằng làm việc chăm chỉ sẽ giúp bạn tập trung phát triển sự nghiệp thay vì mải mê làm hài lòng người khác. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nhiệt tình giúp đỡ người khác nếu được đối xử công bằng và ghi nhận xứng đáng.

Chú ý tới ấn tượng ban đầu
Đôi khi chính bạn “ra dấu” cho người khác lợi dụng mình mà không biết. Quá tốt bụng và dễ dãi sẽ tạo ra ấn tượng rằng mọi người có thể thoải mái yêu cầu nhiều hơn ở bạn, thậm chí bạn chấp nhận tất cả để làm vui lòng người khác.

Vì vậy, dù là người mới trong công ty/văn phòng hay tiếp xúc với đồng nghiệp, sếp mới, cách bạn thể hiện mình là yếu tố chủ chốt để người khác đánh giá và cư xử với bạn. Hãy nói nhiều hơn và hài hước một chút, kể cả khi bạn là người hướng nội, đồng thời thể hiện sự tự chủ, giữ vững lập trường và lòng tự trọng.

Thể hiện tiếng nói
Lên tiếng không có nghĩa là to tiếng hay viết thư tố cáo đồng nghiệp/sếp lên cấp trên. Thay vào đó, bạn có thể nói chuyện riêng với đồng nghiệp, người quản lý về phần công việc “quá tải” của mình.

Đừng nghĩ làm như vậy sẽ khiến mọi người hiểu lầm bạn là người thiếu năng lực, có chút áp lực cũng không chịu được. Hãy nhớ mỗi người đều có trách nhiệm công việc riêng, người khác không thể “sai vặt” bạn để có thêm thời gian “tám chuyện” hay giải quyết việc riêng. Bạn cần học cách nói “không” để bảo vệ chính mình.

Không nhất thiết phải "xù lông" hay tỏ rõ thái độ khó chịu nhưng khi ai đó nhờ bạn làm cùng một việc đến ba lần, hãy mỉm cười nói một cách lịch sự rằng bạn rất muốn giúp nhưng bạn có quá nhiều việc và không thể tập trung giúp đỡ họ được.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm

Bạn đang ấp ủ ước mơ chinh phục công việc mơ ước? Hãy bắt đầu hành trình bằng cách tạo hồ sơ mới, ấn tượng tại CareerViet.vn! Tham gia Minigame "Tạo tài khoản mới - Nhận quà phơi phới" ngay hôm nay.

Xem thêm

Thành phần gia đình là gì? Hướng dẫn và những lưu ý khi điền thông tin thành phần gia đình vào sơ yếu lý lịch cho đúng. Cùng tìm hiểu nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay