Mới tốt nghiệp: cần biết khi tìm việc
Lượt xem: 13,3321. Kinh nghiệm thích hợp: 23% những nhà tuyển dụng đều nói rằng tìm ứng viên có kinh nghiệm là nhân tố quan trọng nhất trong quyết định tuyển người. Nhưng đáng tiếc là những người mới tốt nghiệp thường bị cho là ít kinh nghiệm vì họ chỉ có được thông qua quá trình thực tập, những công việc bán thời gian và những sinh họat ngoại khóa. Nhưng nên nhớ 63% người sử dụng lao động nói họ thấy các ứng viên có những hoạt động tình nguyện như một sự trải nghiệm thích hợp.
2. Phù hợp với văn hóa công ty: chỉ vì bạn trông có vẻ tốt trên hồ sơ không có nghĩa là bạn chắc chắn đã thắng lợi. Đối với 21% nhà tuyển dụng, đặc điểm mà họ muốn thấy ở ứng cử viên là khả năng phù hợp với đồng nghiệp và công ty. Việc trình bày rõ ràng với người phỏng vấn khi được hỏi tại sao bạn thích hợp cho công việc, sẽ không thay đổi được chính kiến. Chỉ là chính bạn, hãy tập trung vào cái tôi của chính mình – đừng bao giờ xúc phạm hay nói khích người phỏng vấn. Điều này cũng có thể được đánh giá qua những lúc nói những câu chuyện tưởng như là “không quan trọng” khi bắt đầu cuộc phỏng vấn hay những câu hỏi không có liên quan gì đến công việc như “bạn mới đọc cuốn sách nào vậy?”...
3. Bằng cấp: 19% người người tuyển dụng nhấn mạnh nhất vào bằng cấp: như bạn tốt nghiệp trường nào, những bằng chủ yếu, thứ yếu mà bạn có. Kể cả những khóa huấn luyện và những dự án đã hoàn thành mà thích hợp với công việc sắp tới. Nên không có gì quá lo về bằng cấp mà năng lực mới là quan trọng.
4. Nhiệt tình: các nhà tuyển dụng đều mong muốn tìm những ứng viên có sự đam mê với công việc. Người nhân viên ham thích công việc có khuynh hướng sẽ là một nhân viên hữu ích hơn. Trả lời cho câu hỏi “tại sao bạn muốn làm việc ở đây?” hãy luôn nhấn mạnh vào sức mạnh của công ty và thử thách của công việc.
5. Sự chuẩn bị: 8% nhà tuyển dụng nói những ý kiến và những câu bạn hỏi chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất. Hãy đến gặp nhà tuyển với sự chuẩn bị nhằm tranh luận làm thế nào khả năng của bạn có thể góp phần đặc biệt vào thành công của công ty. Cuối cùng hãy đặt chính bạn vào vai trò đó và giải thích làm thế nào bạn có thể thực hiện công việc và cải tiến nó ra sao.