Một buổi phỏng vấn không thuận lợi sẽ như thế nào?
Lượt xem: 17,706Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Đối với nhiều người, phần tệ nhất của quá trình tìm việc chính là sự im lặng đến khó xử sau khi đôi bên đã trải qua phỏng vấn. Tất cả mọi điều ứng viên có thể làm chỉ là ngồi chờ điện thoại reo. Bạn có từng trải qua cảm giác bị sự thất vọng dày vò, tự tin rằng mình vượt qua buổi phỏng vấn tốt nhưng chẳng hiểu sao mãi vẫn không được công ty liên lạc lại? Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số việc làm hot hiện nay như content creator, headhunter, tuyển dụng kế toán, việc làm Ninh Thuận, shopee tuyển dụng, giám sát an toàn, việc làm tiếng Nhật,...
Đối với nhiều người, phần tệ nhất của quá trình tìm việc chính là sự im lặng đến khó xử sau khi đôi bên đã trải qua phỏng vấn. Tất cả mọi điều ứng viên có thể làm chỉ là ngồi chờ điện thoại reo. Bạn có từng trải qua cảm giác bị sự thất vọng dày vò, tự tin rằng mình vượt qua buổi phỏng vấn tốt nhưng chẳng hiểu sao mãi vẫn không được công ty liên lạc lại?
Quá trình chờ đợi không thời hạn có thể đẩy hầu hết ứng viên vào các cuộc tự suy diễn tiêu cực không hồi hết, vì bạn không biết bản thân đã làm gì sai, liệu bạn có nên kiên nhẫn theo đuổi việc này nữa không. Chúng ta thường sẽ tự trách bản thân yếu kém, và ước mình có thể làm khác đi một chút ở chỗ này, chỗ kia.
Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế đúc kết lại cho thấy ứng viên không nhất thiết phải suy đoán, dò dẫm và đợi chờ khổ sở như vậy. Có cách để nhận biết một buổi phỏng vấn thành công hay thất bại. Dưới đây là 8 dấu hiệu cho thấy buổi phỏng vấn của bạn diễn ra không suôn sẻ, hãy tìm hiểu và tham khảo bí quyết xoay chuyển nó cùng CareerViet.vn nhé!
1. Buổi phỏng vấn không thú vị
Nếu nhịp điệu tổng thể của buổi phỏng vấn dường như không ổn, bạn đang gặp rắc rối. Điều này có thể do ấn tượng ban đầu bạn tạo ra rất kém và phỏng vấn viên chán nản về bạn. Hoặc cảm giác không hào hứng này cũng có thể cho thấy công ty đã có nhân tài khác tốt hơn để chọn, phỏng vấn viên chỉ đang cố cho xong phần trao đổi với bạn.
2. Nhà tuyển dụng không tích cực giới thiệu về công việc hay công ty
Nhà tuyển dụng thường rất vui khi thuê người mới, họ hào hứng đón thêm thành viên vào công ty. Nếu họ thích và xác định rằng bạn có thể là một trong những “người được chọn” thì họ sẽ cố gắng khiến bạn quan tâm đến vị trí đang trống. Nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những quyền lợi khi làm việc cùng công ty và những lợi ích nếu bạn phụ trách công việc đó. Còn nếu người đối diện không nỗ lực thuyết phục bạn nhận việc, có lẽ họ chẳng mấy hứng thú hay quan tâm đến bạn.
3. Cuộc phỏng vấn diễn ra ngắn ngủi và ngọt ngào
Buổi trò chuyện diễn ra chớp nhoáng trong chưa đầy mười phút, và cơ bản chỉ nói về những thông tin bạn đã liệt kê trong sơ yếu lí lịch. Không có bất cứ câu hỏi phỏng vấn hành vi, kiểm tra tâm lý hoặc giả định tình huống nhằm hiểu hơn về phong cách ứng xử hay kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn. Mọi thứ thật suôn sẻ và nhanh chóng! Nhưng hãy nhớ, quá dễ dàng là tín hiệu rất xấu. Ngừoi phỏng vấn không có ý định đào sâu hoặc đưa ra bất cứ sự thăm dò hay thử thách nào với bạn, hẳn là họ không nghiêm túc đưa bạn vào danh sách đáng cân nhắc tuyển dụng.
4. Mức lương không được đề cập đến trong suốt thời gian trò chuyện, hoặc dường như nó không phải là vấn đề
Một khi nhà tuyển dụng quyết định họ muốn bạn, họ phải xem liệu công ty có đủ khả năng chi trả cho bạn. Thông thường, tại một số thời điểm của nửa sau buổi phỏng vấn việc làm đầu tiên, bạn sẽ được hỏi về mức lương kỳ vọng. Nếu câu hỏi này không xuất hiện, nó cho thấy kết quả chưa khả quan. Bạn không quan trọng đến mức nhà tuyển dụng muốn biết bạn được trả bao nhiêu, nhiều khả năng họ sẽ không thuê bạn.
Tương tự, nếu phỏng vấn viên chỉ ra rằng con số của bạn cao hơn mức họ nghĩ và vượt quá ngân sách công ty dành cho vị trí đang tuyển, điều này có thể phá hỏng kết quả tìm việc, trừ khi bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để thương lượng lại.
5. Phỏng vấn viên đưa ra vài lời khuyên chân tình
Hành động tử tế, thân thiện đôi khi lại chính là “nụ hôn của thần chết”. Thông thường, nếu nhà tuyển dụng cởi mở đưa ra lời khuyên và vui lòng chỉ dẫn cho bạn vài điều nên làm để đạt đủ điều kiện giành lấy loại công việc mà bạn đang ứng tuyển, điều này có nghĩa là bạn đã không tồn tại trong mắt của họ như một lựa chọn nữa.
6. Bạn không được hỏi khi nào có thể bắt đầu làm việc
Nhà tuyển dụng thuê thêm nhân viên mới vì họ có công việc cần người phụ trách. Vì thế, họ cần biết khi nào thì vị trí đó chính thức được lấp đầy và công ty có thêm sự trợ giúp. Bên cạnh đó, phòng nhân sự cũng cần hoàn tất quá trình chuẩn bị và các thủ tục liên quan. Nếu họ không quan tâm đến thời gian mà bạn sẵn sàng làm việc cho họ, điều đó cho thấy rằng bạn chưa gây được sự hứng thú và bạn cũng không có nhiều cơ hội.
7. Cuộc phỏng vấn kết thúc mà không đề cập gì đến quy trình tiếp theo
Khi mọi việc suôn sẻ, buổi phỏng vấn thường kết thúc với những thông tin ngắn gọn về các bước đôi bên sẽ làm sau đó. Nhà tuyển dụng sẽ cho bạn biết về các tờ khai thông tin cần điền, giấy tờ cần bổ sung hoặc một cuộc phỏng vấn dự kiến với quản lý cấp cao hơn trong công ty. Hay chí ít, họ cũng sẽ tiết lộ thời gian dự kiến có kết quả phỏng vấn hoặc đưa ra quyết định tuyển dụng.
Nếu nghe nói rằng: “Rất cảm ơn bạn vì đã đến. Chúc bạn sẽ gặp nhiều may mắn trong quá trình tìm việc!” thay vì thảo luận về quy trình cần thiết tiếp theo, thật tiếc nhưng bạn phải hiểu là mình đã bị đánh rớt.
8. Nhà tuyển dụng không hỏi thông tin tham khảo
Nếu không có lịch hẹn phỏng vấn vòng sau, thì bước cuối cùng trong việc sàng lọc nhân viên sẽ là kiểm tra lại thông tin qua các nguồn tham khảo. Nếu nhà tuyển dụng không thể hiện sự quan tâm đến các mối quan hệ công việc cũ của bạn hoặc đề nghị xem vài tài liệu tham khảo, cuộc đua giành lấy vị trí trước mắt có thể sắp dừng lại.
Biện pháp khả thi nào cho cuộc phỏng vấn không thuận lợi?
- Lạc quan! Hãy giữ tinh thần lạc quan và nhiệt huyết trong suốt buổi phỏng vấn. Nếu ban đầu bạn không kết nối được với phỏng vấn viên, điều này có thể làm nản lòng và khiến bạn bị mất hết nhuệ khí. Nhưng đâu ai biết điều gì diễn ra trong đầu của người phỏng vấn? Có thể họ đang có chuyện buồn, họ hơi mất tập trung hoặc bạn vừa nhắc đến điều gì đó họ không thích. Bạn có 30 phút tiếp theo để trở nên thú vị hơn, hãy luôn tự tin và nhiệt tình để ghi điểm tốt hơn.
- Chuẩn bị để thay đổi chiến thuật. Nếu bạn đã chia sẻ về rất nhiều thành tích trong công việc cũ nhưng dường như nó không gây được tiếng vang, hãy đổi chủ đề. Nói về các công việc đầu tiên, cách bạn lựa chọn con đường sự nghiệp, những nỗ lực học hỏi ở trường đã giúp bạn kết nối với ngành nghề yêu thích như thế nào. Cần có những câu chuyện kể thú vị và ý nghĩa tiếp cận với suy nghĩ của nhà tuyển dụng. Bạn sẽ phá tan hàng rào phòng thủ tâm lý đầy băng giá của họ khi đánh trúng những mối quan tâm và kết nối đúng giá trị mà họ trân trọng.
- Đặt câu hỏi. Nếu cuộc phỏng vấn kết thúc và nó dường như không mang lại cảm giác tích cực như hi vọng, bạn luôn có thể đặt ra câu hỏi thẳng thắn: “Tôi có phù hợp với vai trò mà công ty đang tìm kiếm? Còn có vấn đề nào chưa rõ mà tôi có thể giải thích hoặc trình bày thêm không?” Bạn có thể đề cập đến một điểm yếu mà nhà tuyển dụng đã nhận thức được, để xác định rõ rằng mình có cơ hội sau đó hay không. Như vậy vẫn tốt hơn là về nhà chờ nhận email từ chối.
- Tận dụng tối đa giá trị của thư cảm ơn sau phỏng vấn. Viết cho nhà tuyển dụng một lá thư cảm ơn vì họ đã dành thời gian gặp gỡ bạn là phép lịch sự. Và đặc biệt, trong trường hợp bạn có một buổi phỏng vấn rất tệ, đây là cơ hội cuối để sửa sai. Hãy nhắc lại sự nhiệt tình và mối quan tâm lớn của bạn với công việc, làm nổi bật những kỹ năng đặc biệt mà bạn có thể áp dụng để tạo ra thành công trong vai trò đó. Nhấn mạnh rằng bạn rất vui nếu có thêm cơ hội gặp mặt lần nữa để chia sẻ về những ý tưởng thích hợp với hoạt động của công ty. Chúc họ may mắn với hoạt động tuyển dụng.
Mọi người đều hiểu rất rõ rằng không phải mọi cuộc phỏng vấn đều sẽ mang lại một thoả thuận, cho nên thành hay bại đều có thể chấp nhận được. Điều quan trọng nhất là bạn có thể xuất hiện trong mắt nhà tuyển dụng như một người đam mê công việc, tự tin vào khả năng của bản thân, thiện chí và lịch sự. Trong bất cứ ngành nghề, danh tiếng sẽ tạo nên giá trị của bạn trên thị trường việc làm. Nếu buổi phỏng vấn diễn ra không như ý, công ty không thuê bạn thì bạn vẫn phải bảo vệ những ấn tượng chuyên nghiệp và tích cực về bản thân. Một công việc dành cho bạn sớm hay muộn rồi sẽ thuộc về bạn, khi bạn đủ nỗ lực!
Nguồn hình: Freepik