Một công việc parttime thú vị!

Lượt xem: 18,298
Trong các trò chơi truyền hình, hoặc các sự kiện văn hóa ta thường bắt gặp hình ảnh những bạn trẻ cổ vũ rất nhiệt tình, bài bản và chuyên nghiệp. Họ là những hoạt náo viên - những người “truyền lửa” cho các showgame.


Hai năm trở lại đây được coi là sự bùng nổ của các showgame trên truyền hình, các sự kiện do các công ty tổ chức. Và để cho các chương trình này thực sự sôi động, hấp dẫn, không thể thiếu được hình ảnh của đội cổ vũ.

Để lại ấn tượng cho người xem truyền hình trong mỗi chương trình, ngoài các đội chơi còn là hình ảnh của những khán giả nhiệt tình phía dưới hò reo, tay cầm những quả bông lắc lư theo điệu nhạc để cổ vũ suốt buổi cho những người chơi truyền hình.

Đó chính là những hoạt náo viên hay còn gọi là cheerer, những người "truyền lửa" để tạo ra không khí vui tươi, phấn khích trong các showgame. Hiện nay, làm hoạt náo viên cũng là một công việc làm thêm được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn.

Ấn tượng của khán giả khi đi xem quay chương trình "Ai là triệu phú" là hình ảnh một anh chàng đi lại liên tục hướng dẫn khán giả chỗ ngồi, sau đó lại huơ tay ra ký hiệu "Vỗ tay nào các bạn ơi!", "Vỗ tay to lên nào"... Và rồi phía dưới khán giả rất đông người cùng làm theo hiệu lệnh một cách thuần thục tạo ra một không khí thật sôi động. Đó chính là những hoạt náo viên truyền hình.

Mặc dù đối tượng chính của showgame là khán giả xem truyền hình nhưng khán giả tại trường quay lại có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Sự có mặt trực tiếp của những cổ động viên tại trường quay cho thấy sức sống của showgame cũng như việc "tiếp lửa" cho những người chơi và những vị khách truyền hình.

Nếu một chương trình quay mà mọi hành động, mọi lời nói đều rơi vào yên lặng thì sẽ rất tẻ nhạt. Chính những tiếng vỗ tay, tiếng hò la thậm chí là tiếng huýt sáo đã tạo thêm sức sống, động lực cho những người chơi và sự sinh động cho mỗi chương trình.

Để ghi hình một chương trình, các đạo diễn showgames đều rất coi trọng và chăm chút kỹ lưỡng mỗi hình ảnh về các cổ động viên. Khi người chơi xuất hiện, khán giả vỗ tay cuồng nhiệt. Người chơi thất bại, khán giả “ồ” lên tiếc nuối. Người chơi chiến thắng, khán giả cùng hò hét chung vui...

Và tất nhiên, tất cả mọi sự đồng bộ và ăn khớp này đều dưới sự chỉ đạo của một người là trợ lý trường quay kiêm nhiệm quản lý chỉ đạo các họat náo viên gọi chung là cheermaneger.

Thông thường, nhà đài thường cần một số lượng lớn những hoạt náo viên nhiệt tình để phụ vụ cho các showgame nên đây cũng là cơ hội cho các bạn học sinh, sinh viên tranh thủ làm thêm. Công việc của họ là người cổ vũ chuyên nghiệp của nhà đài: đến ngồi xem chương trình và vỗ tay.

Thù lao trung bình một cheerer là 20.000-30.000 đồng cho 1 gameshow trong trường quay.

Bạn Minh Phương (SV Học viện Báo chí & Tuyên truyền), một cheerer của VTV cho biết: Được bạn bè giới thiệu, mình cũng đến đăng ký làm cheerer cho một số chương trình showgame. Cảm giác đầu tiên là rất vui vì mình được tận mắt xem, thấy được không khí của chương trình. Mỗi khi có đội thắng lại reo hò cổ vũ nhiệt tình rất thú vị.

Tuy nhiên, cũng không ít cheerer than thở vì một chương trình quay thường mất 3 tiếng đồng hồ mà luôn phải giữ khuôn mặt tươi tỉnh lại phải tập trung cao độ để phối hợp với đồng đội được ăn khớp, nhịp nhàng. Chỉ cần một bạn làm không đúng thì cả đội phải diễn đi diễn lại.

Còn với những cheerer được chọn cho buổi quay trực tiếp, yêu cầu cũng cao hơn: Quen việc, có ý thức tổ chức và làm việc theo nhóm bởi họ sẽ không có cơ hội diễn lại như trong trường quay. Và tất nhiên, thu nhập cũng cao hơn, thường là 50.000 đồng/buổi.

Chỉ làm việc bán thời gian, vì vậy những cheer là các học sinh, sinh viên có thể tranh thủ sắp xếp thời gian học tập để tham gia làm hoạt náo viên, vừa kiếm thêm thu nhập, lại vừa giúp tự tin hơn trong giao tiếp và các hoạt động tập thể.

Điều thú vị nhất của công việc này là được sống trong bầu không khí vui tươi, sôi nổi, thoải mái. Mang đến sự sôi động tươi vui cho chương trình đó cũng là thành công của các hoạt náo viên.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay