Một cuộc phỏng vấn hoàn hảo

Lượt xem: 38,127
Tất cả công lao khó nhọc bỏ ra để viết bản lý lịch và thư xin việc đã mang lại kết quả. Một công ty đã mời bạn đến phỏng vấn cho vị trí công việc mới. Còn chờ gì nữa, chuẩn bị thôi!

Lý lịch và thư xin việc của bạn đã cho người sử dụng lao động một hình ảnh chung về khả năng của bạn, bây giờ là lúc cho họ thấy bạn là một người thực sự có thể đáp ứng yêu cầu đầy thách thức của công việc trong công ty.

Phỏng vấn có thể là một thử thách thần kinh đối với bạn. Ðể tránh bị thất thố trong cuộc phỏng vấn, bạn nên dành thời gian chuẩn bị trước khi đến ngày đó.

Ðể bắt đầu, hãy làm một vài nghiên cứu cơ bản về công ty. Tối thiểu thì bạn cũng nên biết về sản phẩm và dịch vụ của công ty, mục đích hoạt động của công ty, trụ sở và hoạt động tại Việt Nam.

Phần lớn các thông tin này đều có thể tìm thấy trên web của các công ty hoặc trong các tài liệu về quan hệ công cộng và tiếp thị. Tìm các bài báo hoặc tạp chí về công ty trong thư viện. Cuối cùng, hãy hỏi bạn bè hoặc họ hàng nếu họ biết ai đó đang làm việc ở công ty đó mà sẵn sàng cung cấp cho bạn thông tin.

Thử một vài câu hỏi phỏng vấn trước với một người bạn không quen lắm. Làm việc đó với một người lạ hoặc một người không quen biết nhiều sẽ giúp bạn có trước kinh nghiệm phỏng vấn nhiều hơn nếu bạn làm thử với bạn vè hoặc người trong gia đình vì với những người này bạn sẽ có cảm giác thoải mái hơn.

Các câu phỏng vấn điển hình:

+ Hãy kể về bản thân mình

+ Vì sao anh chị lại xin làm công việc này?

+ Anh chị muốn biết gì về công ty?

+ Vì sao anh chị lại muốn làm việc cho công ty chúng tôi?

+ Vì sao chúng tôi nên tuyển anh chị làm công việc này?

+ Anh chị mô tả về bản thân như thế nào?

+ Những ưu điểm của anh chị là gì?

+ Nhược điểm lớn nhất của anh chị là gì?

+ Anh chị thích loại công việc nào nhất?

+ Anh chị có mối quan tâm nào khác ngoài công việc?

+ Những thành tích nào khiến anh chị hài lòng nhất?

+ Thiếu sót lớn nhất của anh chị trong công việc trước đây là gì?

+ Vì sao anh chị lại thôi việc ở cơ quan cũ?

+ Học vấn và kinh nghiệm của anh chị liên quan thế nào đến công việc này?

+ Mục tiêu nghề nghiệp của anh chị là như thế nào trong năm năm tới

+ Mục tiêu trong cuộc sống của anh chị là gì?

+ Anh chị được trả lương bao nhiêu tại cơ quan cũ?

Biểu hiện bên ngoài rất quan trọng trong một cuộc phỏng vấn. Hãy chú ý giữ quần áo sạch sẽ và được là cẩn thận. Tóc bạn phải được chải và móng tay phải sạch. Khi phỏng vấn, không nên ngồi rũ trên ghế hoặc dựa vào bàn, giật tóc hay nghịch bút một cách bồn chồn hoặc liên tục tránh tiếp xúc bằng mắt với người phỏng vấn bạn.

Trả lời trực tiếp tất cả các câu hỏi, súc tích và chân thành. Không nên đánh giá thấp thành công của mình mà nên làm ngược lại, không phóng đại công việc của bạn đã hoàn thành.

Một ý tưởng hay là bạn nên chuẩn bị sẵn một ít câu hỏi cho người phỏng vấn.

Các câu hỏi thích hợp:

+ Ðiều gì làm cho một người thành công ở công ty này?

+ Có những kênh giao tiếp nào giữa những người tập sự và những người giám sát họ

+ Xin hãy cho biết một số việc thường làm trong năm đầu tiên

+ Xin hãy cho biết văn hoá tổ chức và phong cách quản lý của công ty

+ Công ty có những kế hoạch gì cho phát triển trong tương lai

+ Các hoạt động của công ty ở Việt Nam phù hợp thế nào với các chương trình và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Hãy mang danh sách các câu hỏi đến buổi phỏng vấn. Hãy tập trung chú ý trong quá trình phỏng vấn vào bất kỳ lĩnh vực mở rộng nào mà bạn muốn tìm hiểu.

Người sử dụng lao động muốn gì?

Công ty tư vấn quốc tế, Watson Wyatt liệt kê sau đây những phẩm chất cần nhất của một nhân viên ngày nay:

+ Sẵn sàng chia sẻ thông tin và ý tưởng

+ Gắn bó với nhóm làm việc

+ Thích ứng với thay đổi

+ Có khả năng làm việc dưới áp lực

+ Có ý thức về quyền sở hữu công việc và ý tưởng

+ Sẵn sàng chấp nhận rủi ro tính trước và dám chấp nhận hậu quả

+ Kinh nghiệm đa văn hoá và khả năng nói nhiều ngôn ngữ

+ Khả năng giao tiếp rõ ràng và trung thực với đồng nghiệp, các cán bộ lãnh đạo và khách hàng

+ Hiểu biết chiến lược kinh doanh

+ Có quyết tâm tiếp tục học hỏi và phát triển kỹ năng

Thư cám ơn

Sau bất kỳ một cuộc phỏng vấn nào bạn cũng nên gửi một thư cảm ơn cho người bạn đã phỏng vấn. Cho dù kết quả phỏng vấn như thế nào, hãy gửi một thư cảm ơn, danh thiếp hoặc thư điện tử ngay lập tức.

Thư cảm ơn nên là một sự bày tỏ ngắn gọn, chân tình biết ơn người phỏng vấn đã dành thời gian tiếp và nếu có thể, nhắc lại quan tâm của bạn về lĩnh vực đó. Một lá thư cảm ơn sẽ làm bạn khác hẳn những ứng cử viên khác, giúp người sử dụng lao động ghi nhận lại một lần nữa những khả năng của bạn và tăng cường quan hệ của bạn trên thị trường việc làm.

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay