Muốn biết văn hoá công ty thế nào hãy hỏi 15 câu này!

Lượt xem: 92,362

 

Văn hoá doanh nghiệp sẽ bao gồm nhiều quy tắc ứng xử, môi trường hoạt động và cách thức giải quyết các vấn đề trong tổ chức, đơn giản từ việc quy định trang phục nhân viên văn phòng thế nào, trò chuyện với sếp ra sao cho đến phức tạp hơn như cấu trúc khen thưởng và quy trình xử lý công việc. Tất cả chúng ta đều biết rằng văn hoá phù hợp giúp nhân viên hạnh phúc và thành công hơn, đây là điều không thể chối cãi.

Trong khi đó, để xác định được văn hoá và giá trị thực chất một công ty đang theo đuổi không hề dễ dàng. Nhưng dù khó thế nào bạn cũng không được phớt lờ, nếu mong muốn “trao thân gửi phận” vào một nơi có thể xây dựng sự nghiệp bền vững và gắn kết lâu dài với tinh thần hứng khởi.

May mắn thay, luôn có những câu hỏi để ứng viên xác định điều này khi dự phỏng vấn. Dưới đây là tổng hợp 15 câu hỏi, được chia thành 3 chủ đề, dùng để khám phá thông tin nhằm giải đáp mối băn khoăn “Liệu đây có phải là ‘mảnh đất lành’ không?”. Có thể bạn sẽ không cần dùng tất cả 15 gợi ý, hãy tuỳ ý cân nhắc để chọn ra nội dung phù hợp nhất với tình huống và đối tượng nhằm đạt kết quả tốt nhất. Cùng CareerViet Việt Nam xem ngay bây giờ nhé!

Xác định xem công ty gắn kết và hỗ trợ nhân viên bằng cách nào

Mục tiêu của những câu hỏi này là để khám phá xem bạn có cảm giác gắn bó và thấy hào hứng về một “thoả thuận đẹp” với công ty hay không. Nó phải bao gồm những cơ hội phát triển và sự hỗ trợ - ngay cả khi các dự án không đạt được kết quả như kỳ vọng.

Công ty thực sự sống với giá trị đã đề ra luôn kết hợp chúng vào quy trình quản lý nguồn lực và tài năng cho tổ chức. Chúng ta sẽ nhìn thấy được điều đó trong các hoạt động hằng ngày lẫn quyết định quan trọng, chứ không chỉ hiện diện qua các biểu ngữ trên tường.

Dưới đây là 5 câu hỏi gợi ý bạn nên sử dụng để có nhận thức tốt hơn về giá trị của công ty và cam kết dành cho người lao động:

1. Điều gì khiến anh/ chị tự hào khi làm việc tại công ty?

2. Tổ chức hỗ trợ sự phát triển chuyên môn và thăng tiến nghề nghiệp bằng cách nào?

3. Công ty có khuyến khích cho những trải nghiệm mới hoặc lựa chọn thử thách mang tính rủi ro? Nếu nhân viên thất bại thì chuyện gì xảy ra?

4. Giá trị cốt lõi của công ty giữ vai trò thế nào trong tuyển dụng và đánh giá hiệu suất?

5. Anh/chị sẽ thay đổi điều gì cho công ty nếu có thể?

Tìm hiểu cách công ty xử lý xung đột và mâu thuẫn

Mâu thuẫn tồn tại ở khắp nơi, và đây có thể là một điều tốt. Những tranh luận và xung đột lành mạnh cho phép nhân viên chia sẻ và giải quyết những quan điểm đa chiều. Khi mọi người luôn tránh xung đột, những khác biệt về quan điểm sẽ bị dồn nén và đôi khi dẫn đến tâm lý oán giận. Mặt khác, thực tế cho thấy những nhóm nhân viên thành tích tốt luôn có cách tiếp cận và giải quyết cực kỳ hiệu quả với sự không đồng thuận, để mọi người cảm thấy được lắng nghe.

Ngoài ra, các lãnh đạo mang cá tính mạnh mẽ luôn sẵn lòng đổi mới. Những người giỏi nhất sẽ chia sẻ các phản hồi liên tục và tức thì, dù đó là tích cực hay để xây dựng. Thiếu sự phản hồi hai chiều có thể là dấu hiệu cho thấy văn hoá tránh xung đột.

Dưới đây là 5 câu hỏi bạn có thể sử dụng để biết rõ ràng hơn về phong cách quản lý xung đột:

6. Điều gì tạo ra xung đột tại công ty, và chúng sẽ được giải quyết như thế nào?

7. Anh/ chị có thể mô tả về quan điểm quản lý tổ chức của công ty?

8. Các quyết định được đưa ra thế nào khi có sự bất đồng lớn hoặc vấn đề cực kỳ tế nhị?

9. Mọi người thích được đưa ra và nhận lại những phản hồi khi nào và ra sao?

10. Loại bỏ vấn đề chức danh đi thì những ai trong tổ chức có quyền kết thúc mọi việc?

Khám phá môi trường làm việc hàng ngày của công ty?

Đương nhiên bạn sẽ thích làm việc cho một công ty biết ghi nhận thành tích, ăn mừng thành công, quan tâm đến nhân viên và tập thể.

Và nếu bạn đang “ngấp nghé” một công việc theo thời gian biểu linh động hoặc hy vọng làm việc tại nhà thì nên kiểm tra tính linh hoạt của tổ chức trong khi phỏng vấn. Hãy chọn một nơi mà mọi người có thể vui đùa, cảm nhận được giá trị bản thân, và là công ty có môi trường phù hợp với nhu cầu của bạn.

Hỏi theo 5 câu gợi ý dưới đây để có cái nhìn sâu sắc hơn về môi trường làm việc:

11. Anh/ chị có thể chia sẻ về một vài cách thức công ty sử dụng để mừng thắng lợi, kỷ niệm sự kiện?

12. Anh/ chị làm thế nào (nếu là quản lý) hoặc cấp trên của anh/chị làm thế nào để hỗ trợ và thúc đẩy nhân viên?

13. Các công việc mang tính chất tự do và linh động được công ty bố trí ra sao?

14. Công ty có trao quà tặng hay tài trợ cho những chương trình thiện nguyện hoặc công tác xã hội tại địa phương?

15. Nếu bạn có một nhu cầu cụ thể hãy hỏi về nó. Ví dụ: “Tôi đang theo một khoá học vào chiều tối thứ Ba và thứ Năm, tôi có thể về sớm 30 phút 2 ngày mỗi tuần không?” Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý rằng dành câu hỏi này vào buổi phỏng vấn cuối cùng, cũng đừng bày tỏ quá sớm, bởi nếu hỏi quá sớm nó có thể tác dụng ngược với bạn đấy nhé!

Luôn ghi nhớ rằng mỗi công ty sẽ có một hệ thống giá trị cốt lõi, cách tiếp cận xung đột, phong cách quản lý và môi trường làm việc riêng biệt. Nếu ai đó nói với bạn điều gì khác kết luận này, hãy nghi ngờ! Trong khi đó, cách duy nhất để biết được công ty như thế nào thì phải trải nghiệm thực tế, bên cạnh đó đầu tư nhiều thời gian học hỏi sẽ giảm thiểu những bất ngờ ngoài dự liệu.

(Nguồn hình: Internet)

Top những công việc được tìm kiếm nhiều nhất trên Careerviet:
Top những địa điểm có số lượng việc làm đăng tuyển cao nhất trên Careerviet: ​

 

Bài viết khác

Cùng CareerViet tìm hiểu freelancer là gì, những lợi ích, thách thức của nghề này, và cách bắt đầu làm freelancer tại Việt Nam để tăng thu nhập hiệu quả.

Xem thêm

Interview là gì? Tìm hiểu cách chuẩn bị và trả lời phỏng vấn hiệu quả với các kỹ năng, lời khuyên và những bí quyết giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Xem thêm

Giới thiệu bản thân thường là câu hỏi đầu tiên trong buổi phỏng vấn và cũng là yếu tố then chốt chinh phục nhà tuyển dụng. Xem ngay cách giới thiệu sao cho ấn tượng nhé!

Xem thêm

Phỏng vấn là bước quan trọng quyết định thành công trong hành trình tìm kiếm việc làm. Để ghi điểm với nhà tuyển dụng và tự tin chinh phục vị trí ứng tuyển, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và kỹ năng mềm. Trong bài viết này, CareerViet sẽ chia sẻ bí quyết hiệu quả giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng nhé!

Xem thêm

Project Manager là vị trí đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và kiểm soát dự án cho đến khi dự án kết thúc

Xem thêm

Thực tập sinh chính là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, khám phá con đường sự nghiệp, tạo cho mình một lợi thế trên thị trường, tạo môi trường năng động

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay