Muốn làm sếp! Cần yếu tố nào?

Lượt xem: 34,375

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

 

Làm sếp không phải dễ nhưng ai mà chẳng muốn được làm sếp? Để trở thành sếp bạn cần có những tố chất nào? Sau đây là một số tố chất mà một một nhà quản lý cần thiết phải có:

Khả năng đảm nhận nhiều công việc cùng lúc

Để trở thành sếp bạn cần phải có khả năng đảm nhận nhiều công việc cùng một lúc chẳng hạn như: Bạn là người chịu trách nhiệm trong các quan hệ đối tác, sọan thảo các hợp đồng kinh doanh, thiết lập chiến lược kinh doanh, quản lý nhân sự và trên hết là phải biết lắng nghe, hiểu và giải quyết những vấn đề mà nhân viên của mình nêu ra…Là một nhà quản trị của một công ty, bạn cũng giống như một nghệ sĩ làm xiếc nghĩa là cùng một lúc bạn phải tung hứng nhiều trái bóng cùng một lúc. Và bạn phải là người biết quản lý thời gian một cách hữu hiệu nhất sao cho các dự án được thiết lập và hoàn thành trong thời gian đã ấn định trước.

Phải có trực giác nhạy bén

Là nhà quản lý, bạn sẽ là người ra các quyết định ảnh hưởng đến tòan bộ tổ chức, và dĩ nhiên không phải lúc nào bạn cũng là người chiến thắng, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn được quyền mắc sai lầm nhiều lần! Để giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh đòi hỏi bạn phải có trực giác nhạy bén để thực hiện các quyết định đúng dựa vào những suy luận chính xác chứ không chơi trò may rủi!

Kỹ năng quản lý là điều không thể thiếu

Là một nhà quản lý bạn bắt buộc phải có những kỹ năng quản lý như: hạch toán, thống kê, lập thời gian làm việc, quản lý ngân sách của các phòng ban…Tất cả những yêu cầu này được xem là bắt buộc đối với một “sếp”.

Khả năng làm việc và điều hành một nhóm

Điều hành là một trong những yếu tố căn bản của một nhà quản lý. Bạn phải có khả năng tổ chức và sắp xếp công việc cho những thành viên trong nhóm, tạo động lực để nhóm hoạt động hiệu quả, và điều quan trọng là bạn phải biết cách phát huy sở trường của mỗi cá nhân trong nhóm. Bạn có làm được điều này không?

Để trở thành người lãnh đạo trong một nhóm, bạn cần phải biết tạo niềm cảm hứng cho những thành viên trong nhóm của mình, giải quyết các xung đột khi xảy ra mâu thuẫn…Và biết vượt qua khó khăn để tiến đến thành công.

Là một nhà lãnh đạo bạn cần phải hiểu nhân viên của mình

Muốn trở thành nhà quản lý giỏi bạn cần phải hiểu nhân viên của mình chứ không phải chỉ biết ra lệnh và quát tháo.

Để có được sự đồng cảm từ phía nhân viên thì bạn cần phải biết lắng nghe và chia sẻ với cấp dưới của mình. Khi có vấn đề rắc rối, phải đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể để từ đó có hướng giải quyết hợp tình hợp lý.

Và để trở thành sếp thì chắc hẳn bạn cũng cần có một chút tham vọng nhỉ?

Từ thuở hàn vi bạn đã từng muốn trở thành người được “thương yêu nhiều nhất” bên cạnh cô giáo với vai trò một lớp trưởng đầy uy quyền? điều đó nói lên rằng bạn có những khát khao để trờ thành lãnh đạo.

Nhưng để trờ thành lãnh đạo, bạn phải mất rất nhiều thời gian và công sức để thể hiện mọi khả năng của mình. Đó là một cuộc chạy đua mà đường đua phải tính bằng năm tháng. Dó đó nó đòi hỏi người chạy phải có tính bền bỉ, quyết tâm và kiên nhẫn và đôi khi bạn phải hy sinh nhiều thứ để có được địa vị mà mình mong muốn.

Vậy bạn có những yếu tố của một nhà quản trị không? Hãy xem xét lại những đức tính của bản thân và chọn cho mình một hướng đi thích hợp nhất nhé. Chúc bạn thành công.

 

Bài viết khác

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm

Có lẽ, tuyệt kỹ sự nghiệp là thu phục nhân tâm, làm sao dù không giỏi nghiệp vụ mà vẫn điều binh khiển tướng". Ở vị trí càng cao, lại càng vận dụng thuần thục, dùng như không dùng, vậy mới hay! Việc dụng người làm sao để được lòng người, chọn đúng người, đúng việc. Ở thì vui mà đi thì không hối tiếc mới là đáng nể.

Xem thêm

Học Logistics ra làm gì? Mức lương ngành này là bao nhiêu? Tìm kiếm cơ hội việc làm cho ngành logistics ở đâu? Tìm hiểu ngay cùng CareerViet!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay